Đọc báo trong nước: Chuyện lạ như đùa.


Tuần này, tin tức báo chí có nhiều đề tài nóng bỏng, làm đầu óc của tôi căng quá. Không biết quý bạn đọc có thấy thế không? Thôi xin đọc một bài báo trong nước, để gọi là xả chút “xú bắp”, cho tinh thần mình thoải mái thư giãn một chút. Quý bạn nào có rảnh rỗi thì xin mời cùng nhập… tiệc. Bài báo viết trên tờ Sài Gòn Giải Phóng, lên mạng ngày 21/10/2005, là bài phóng sự của ông phóng viên Phạm Thục: ”Nơi có nhiều chuyện lạ”, tường trình về chuyến thăm viếng khai giảng niên học mới, khánh thành nhà mới và phát quà cho học sinh một xã miền núi, xã Konmahah Đông, thuộc tỉnh Gia Lai của viên bí thư tỉnh ủy. Ông Phạm Thục đặt tựa cho bài viết như thế, nhưng không thấy ông chỉ cho chúng ta biết nó lạ ở những chỗ nào. Thôi, xin mời các bạn cùng HP tôi theo dấu bước chân ông phóng viên Phạm Thục này để khám phá ra những chuyên lạ rất là…”lùng bùng” đó: Từ một ”chuyện thật như đùa” Mới chỉ mấy dòng đầu, Phạm Thục đã cho ta thấy có chuyện lạ: Nghe tin có bí thư tỉnh ủy Khanh lên thăm trường, già làng Khyot đã phải bỏ hai ngày liền đi tìm những cây lồ ô già nhất về vót đũa đẹp làm quà tặng cho bí thư. Già lại còn ví von: “Người Kinh với người Bana yêu thương gắn bó nhau như bó đũa này nhiều đời rồi đấy, mình đừng tháo rời bó đũa ra sẽ không ai hại được mình…”. Rừng Trường Sơn bạt ngàn những tranh, nứa lồ ô, trải dài ngút ngàn, chưa bứơc ra khỏi bậc thềm nhà đã thấy mọc lền khên, thế mà già làng Khyot phải mất đến 2 ngày để đi tìm và làm cho được bó đũa đẹp nắm trong lòng bàn tay kính tặng “ ngàì bí thư” thì cây lồ ô ấy quả là quí hiếm, lạ lùng thật. Lạ hơn nữa là cái tình nghĩa thắm thiết nhiều đời như già làng nói. Thắm thiết quá đi chứ lỵ, cứ nhìn cái cảnh bí thư ôm eo ếch già làng trong hình là phải biết. Huy Phương tôi dám cá là đằng sau tấm hình là còn có cả màn ôm hôn chùn chụt cho đúng điệu XHCN nữa chứ, có điều ông phóng viên không đăng hình lên vì sợ bọn “xấu” nó lợi dụng để tuyên truyền sai trái. Đúng là cái mối tình bao la, lý tưởng: Thương cha, thương mẹ, thương chồng, Thương mình, thương một,thương ông (bí thư) thương mười. Cái nhà ông đạo thi hài (ủa nói lộn,xin nói lại: đại thi hào) Tố Hữu (tên ông là Lành, nhưng ông không hiền tí nào cả, thơ văn không nâng bợ thì cũng chém. giết) mần thơ răng mà qua thời nào cũng là chân “lơớ i”( Từ ấy trong tôi bừng nắng…cực, mặt trời chân “lới” chói qua t(S)im). Cái tình yêu nhiều đời này, HP tôi tạm gọi nó là: Tình già trên đầu non. Đầu non đây xin được hiểu là đầu núi, là quê hương của già làng Khyot, chứ không phải là đầu (gái) non của ông già …dịch Phạm D., tài thì có mà đức thì không, gần xuống lỗ mà còn muối mặt ráng lết về xin làm người tình già trên đầu những cô gái đáng tuổi cháu chắt. Cái tình già trên đầu non này chắc cũng chỉ kéo dài được hết buổi lễ, ra tới đường thì được quăng đi cho rảnh nợ ở một khúc suối nào đó, Bí thư tỉnh ủy lại quay sang nói với chủ tịch UBND tỉnh: “ Cái lão “mọi” già đó đuợc “lên lớp” nhiều rồi mà sao còn ngu quá, mình cho nó bao nhiêu thứ ấy mà nó lại dám tặng mình cái món đồ vứt đi đó, tưởng đã thông báo trứớc mấy hôm rồi thì nó cũng phải kiếm được tí gì chứ! Không kỳ hoa dị thảo thì ít ra cũng là trầm là quế , Đằng này, cái bó đũa thổ tả. Còn thua cả đũa tre . À, mà con đường…” Nói đến con đường cũng là nói chuyện rất “lọa”: chuyện thật như đùa ý mà! Này nhé: con đường chỉ dài 15km mà lái xe phải đi mất gần 5 …giờ, đã thế còn phải leo ngược những con dốc đầy sình lầy hơn 2 cây số đến “đứt dép”, nhưng phóng viên cho biết con đường đã có kinh phí trên 25 tỷ đồng và dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 12/2005,nhưng đến tháng 9, sở GTCC tỉnh mới thực hiện khoảng 50%. Huy Phương tôi bèn làm một cú “hạch toán kinh tế” kiểu “tại chức bình dân học vụ” : mỗi giờ lái xe đi được 3 km, đúng là tốc độ của một bà già vừa chống gậy vừa lết, vứt mẹ xe mà đi bộ còn nhanh hơn. Cái tình nghĩa keo sơn gắn bó giữa bộ đội Bok Hồ và đồng bào miền cao trong những năm chiến tranh đâu rồi, hơn 40 năm nay mà con đường mới chỉ hoàn tất 50%. Đợi 40 năm nữa mới xong chắc? Thế còn cái kinh phí hơn 25 tỷ đồng nó đi đâu? Điều này thì chắc là các ông bí thư, chủ tịch biết rõ; chả thế mà dù phải di chuyển đến 5 giờ, có khi phải lội bộ đến “đứt dép”, mặt mũi ông nào cũng vẫn tươi rói:vào túi mấy ông chứ đi đâu. Đến đây HP tôi xin mách nước nhỏ cho ông tướng “phản thùng” Nguyễn Cao Kỳ…Quái, có cơ hội “dzô mánh” nữa rồi ông ơi! Xong ba cái “Dzụ sân gôn” ở Hạ Long thì nhảy sang làm cò ở đây là vừa đấy! Đất nước ta xinh đẹp lại anh hùng, vừa là cái” nôi” lại vừa là” đỉnh cao”, có sân vận động Mỹ Đình, có sân gôn, lại có cả ten - nít với giải “VN OPEN” rồi đấy, còn thiếu có mỗi cái “Toures de VN” nữa thôi, chuẩn bị cái luỡi và nước bọt đi thôi, liếm được khối đấy. À, mà nói đến chiếc “xế hộp” của bí thư tỉnh ủy cũng khối chuyện vui đáo để: Ông phóng viên tả chiếc xe khi trôi ngang lúc đi ngược, và chàng lái xe phải gồng cứng tay điều khiển nó bằng…kính chiếu hậu. Úy cha mẹ ơi! Hôm rồi có ông L.M. Cường viết một bài trong đó có câu ông trích ra từ ông Nguyễn Gia Kiểng cho rằng đảng và nhà nước VN lái chiếc xe VN , không chịu nhìn phía trước mà cứ nhìn kính chiếu hậu thì làm sao mà tiến tới. Nó đây rồi ông ơi! Đúng là chiếc xe XHCN. Huy Phương tôi thì cho rằng chiếc xe có bánh tròn như hòn bi bên trôi ngang ngược gì cũng được. Lái xe mà đi tới bằng…kính chiếu hậu thì chỉ có nghĩa là cài số de, nói rõ là đi giật lùi. Đi lên vùng cao thì phải lên dốc, lên dốc bằng cách “ de lui với kính chiếu hậu” thì chỉ có VN ta , với quyết tâm XHCN mới làm nổi. Chuyện thật mà lạ phải không các bạn? Chuyện thật như đùa! Đến “phụ lễ trở thành bí thư xã”: Sang phần kế tiếp, phóng viên Phạm Thục dẫn dắt người đọc quay về những năm đầu của thập niên 60, một quá khứ đẹp, một khởi nguồn của cái cuộc “tình già trên đầu non” vẫn đầy dẫy những nên thơ và…huyền thoại. Bỏ đi cái đoạn về tôn giáo mà HP tôi không rành lắm,dù cũng có nhiều cái lạ, chẳng hạn như chuyện phụ lễ cho mục sư nước ngoài (quý vị các giáo phái đạo Tin Lành xin giải thích giùm các nghi thức hành đạo có phần nghi lễ nào để cần phụ lễ như Công Giáo không?). Rồi khi ốm nặng lại được cha (Công Giáo) đến làm lễ tẩy tội? Ý của ông phóng viên muốn nói là lễ rửa tội? Một nghi thức của Thiên Chúa Giáo nói chung (bao gồm: Công Giáo La Mã, Chính Thống Giáo, Anh Giáo, Tin Lành…) để chính thức gia nhập vào hàng ngũ tín đồ, chứ không phải chờ gần qua bên kia thế giới mới đi tẩy tội. Đúng là ăn ốc nói mò. Trở lại với chuyện tình của chú bí thư xã (hiện tại) Đinh Đăm 45 năm trước, 20 tuổi (trẻ trung), biết chữ (chắc là chữ ngoại), và thông minh (đương nhiên, không thông minh sao được làm bí thư xã), được mấy lão mục sư nước ngoài chọn làm phụ lễ, coi bộ mấy ổng nhà tu cũng có vẻ…thích chàng Đăm này lắm , thế mà mấy lão chẳng cho ăn uống gì, ốm nặng cũng không thuốc thang, chỉ lo “tẩy tội”; cha mẹ anh em, hàng xóm bạn bè cũng không thấy đâu, có ông thầy mo tới đòi cúng Giàng, chỉ có anh bộ đội Tài đến, hạ (cờ) đỏ có chàng tới hỏi. Ôi , đây mới là tình nghĩa keo sơn, chưa gặp nhau lần nào, thế mà “bộ đội Tấn Tài đến căn chòi nhỏ bé bế mình dậy, nhét vào miệng viên thuốc đắng lắm…và sau đó, bộ đội Tài cho Đăm uống thuốc và ăn cháo gạo với muối hột nhiều ngày liền. Thế là mình sống lại…”Không có bộ đội Tài thì có lẽ Đăm chỉ uống nước suối, ăn lá cây rừng ? Hay tệ hơn nữa là cạp đất mà ăn?. Ở đây ta thấy bộ đội Tài yêu Đăm nhiều lắm, vô chòi bế Đăm dậy như bế người tình bé nhỏ Chắc là Đăm phải có một ngoại hình không chim sa cá “dội”, thì cũng phải “nghiêng nước đổ thùng”? Rồi Đăm không đi phụ lễ nữa mà đi phụ việc cho bộ đội Tài. Cái “nhan sắc khuynh thành” của chàng Đăm lại còn quyến rũ cả đám lính Mỹ ở đồn Kaikop nữa mới lạ. Cái đám lính Mỹ này như vậy là “gay” cả . Đám lính “tiền chiến”. HP tôi gọi bọn chúng là “ lính tiền chiến”, bởi chúng đã đóng đồn (1960 – 1962) trước cả khi người lính Mỹ thực sự đầu tiên đặt chân lên VN (1965), quân Mỹ lại không có thói quen đóng đồn như quân Pháp, mà thường ở trong các căn cứ lớn như Long Bình, Cam Ranh, Đà Nẵng…Đến đây thì quý vị thấy chuyện lạ của Phạm Thục sắp thành huyền thoại? Thế đã hết đâu! Bọn” Mỹ tiền chiến” mê Đăm đến độ “chẳng để ý “ chuyện Đăm đưa nhiều cán bộ ta cùng tài liệu mật qua đồn, cho la cà trong đồn, lại còn “nghe ngóng” được” lịch càn” từ các lính Mỹ. Đi càn mà có lịch như đi xem tử vi vậy; mà trước khi đi càn, còn cho phép cái anh chàng “miền núi” hay la cà vào nghe ngóng thì “phi nỉ lỗ đía”(hết nứơc nói). Trong phòng họp hành quân, ngoài các cấp chỉ huy, lính thuộc cấp còn chưa được bén mảng tới để khỏi tiết lộ bí mật, huống chi người ngoài. Thế là nhờ những thông tin ấy, bộ đội ta ở Đông Trường Sơn đã đánh những trận ra trò, trận gì đây ông phóng viên?” Tề Thiên đại chiến Trư Bát Giới” hay “Đông Ki Sốt đại chiến cối xay gió”? Năm 1962, Đăm đã được giới thiệu vào đảng với những chiến công… giả tưởng đó? Chuyện lạ “lẻ tẻ” này có nhằm nhò gì. Chuyện của mấy ông “kẹ” bự cỡ Đ.M., L.Đ.A…còn ly kỳ rùng rợn gấp trăm lần ý chứ! Cái lý của Đinh Đăm Anh chàng Đăm đẹp “trai”, con nhà mồ côi, học giỏi, được thiên hạ cả ta lẫn tây mê như điếu đổ, nhưng chàng chỉ mê … cái chữ. Bởi theo Đăm, dân phải biết chữ mới tiến bộ, không bị bọn xấu lừa gạt. Cái chuyện Đăm lợi dụng sự ngây thơ “chẳng để ý” của bọn xấu để nghe ngóng lấy tin, đưa người, đưa tài liệu qua đồn,để bộ đội ta đánh những trận ra trò thì đó không phải là lừa gạt. Đó là kỳ công của Đăm . Đăm lương thiện lắm, lại anh hùng nữa.Kỳ công thì gọi là lường gạt sao được? Đó là cái “lý” của Đăm . Bắt được cái chân bí thư xã là Đăm tìm ngay Khyot, một người “từng học hết lớp 7” để mở trường dạy đến hết lớp 9”. Thông minh quá cỡ thợ mộc “ rồi còn gì. Yêu chữ thế mà Đăm bí thư lại không làm gì cho học sinh xã, phải đợi đến tháng 03/2005, gần 30 năm sau ngày Đăm nhận chức bí thư, đoàn công tác do bí thư tỉnh ủy dẫn đầu đến thăm viếng, khi chui vào căn nhà sàn ọp ẹp, trống trước hở sau, bí thư tỉnh mới “lặng người” và quyết ngay: xây ký túc xá 2 phòng cho học sinh. Bao nhiêu giúp đỡ, hy sinh cho đảng, nhà nước trong hơn 40 năm ở cái vùng sâu vùng xa này để có được căn nhà 2 phòng cho các cháu học sinh: chuyện sao mà …lạ. Người xưa có câu: Có thực mới vực được đạo. Anh bí thư Đăm này lại ngược đời. Anh đi lo cái chữ xong, mới nghĩ đến chuyện no “cái bụng” của dân, có lẽ anh đã kinh qua cái thời tiền “bộ đội” của anh, thuở anh đi làm phụ lễ mà chỉ ăn rễ cây, uống nước rừng mà sống. Cũng sống được mà. Thế nhưng Đăm ức lắm, đem kế hoạch sống ổn định, trồng bời lời xen canh với bắp ,lúa bàn với dân, họ không tin, vẫn phá rừng làm nương trên sườn núi. Thế AKA của Đăm để đâu? Sao không “xử lý” hết cái đám “phản động” nghe bọn xấu lường gạt, dám chống đối lại kế hoạch của đảng, nhà nước. Đằng này, Đăm lại giải quyết cách khác, đã bảo là trong đầu có cái chữ mà lại. Thu hoạch đợt bời lời đầu tiên (mở ngơặc ở đây, xin hỏi quý vị ai biết bời lời là ký giống gì xin chỉ giáo), Đăm đi mua ngay cái máy nổ, cái hộp người hát (TV), và cái khoa học kỹ thuật (tủ lạnh) mang về nhà. Ai đến nhà, Đăm cũng khỉa một cục đá cho ngậm, rót một cốc nước lạnh “rơi răng” cho uống (uống nước suối cũng mát dzậy, mà đâu có “rơi răng”, nhưng coi chừng “chất độc màu cam” do bọn “Mỹ Nguỵ” để lại à nghen), cho rờ vào lông 2 con gà đang nằm “ngoẹo cổ mỉm cười” trong tủ lạnh (chỉ rờ thôi, không được ăn đâu nhé, mà coi chừng H5N1 đấy, cái này lại cũng do bọn xấu làm cả), và xem TV múa hát ( TV không biết múa hát đâu, người được đảng thần thánh của ta biến nhỏ lại chui vào đó làm đấy). Thế là dân tin, nghe lời Đăm định canh, định cư. Ô hô! A ha! thế là đảng và nhà nước ta” thành công, thằng cung, đụng thằng …cai “ (LĐA) rồi. Đổi mới cũng ra…Đ.M. luôn. Này nhé! Thuở mới “đại thắng mùa xuân” 1975, Tivi còn chạy đầy đường…Hà Nội, bây giờ 30 năm sau nó leo lên được đến Đông Trường Sơn. Sở dĩ nó mất nhiều thời gian như vậy vì nó đi trên chiếc xe Woát của bí thư Khanh, và như trên đã nói, nó leo núi bằng cách đi giật lùi. Cây “cà rem ăn không hết phải phơi khô” cũng đã mò được đến …ha Đông. Vài năm nữa . Đăm dám theo D/C Phạm Tuân “chân mang dép lốp, đi vào vũ tru” lắm, ông chủ lớn phía Bắc đang có kế hoạch đưa người vào không gian đó thôi. Cố phấn đấu lên Đăm nhé!Thế mới biết, đất nước anh hùng có lắm chuyện lạ. Đến cái buổi lễ khai giảng năm học mới cho cái xã (buôn thượng) Konmahah Đông của bí thư Đăm và già làng Khyot cũng phải diễn ra lạ thường. Nó có lẽ được tổ chức trong đêm tối, lén lút y như cái thời còn phải dấu mặt đi đánh du kích.Mờ mờ ảo ảo trong ánh lửa bập bùng mới linh thiêng, cảm động: Kết thúc buổi lễ, phóng viên Phạm Thục cũng kết bài chắc nịch: Konmahah Đông bắt đầu một ngày mới bằng tiếng gà gáy ngoài sân xã…cùng với ánh dương bừng sáng dần sau rặng núi Trường Sơn xanh thẳm. Huy Phương tôi, tư duy còn hạn chế, chỉ nhìn ra có mấy chuyện lạ nho nhỏ thế thôi. Quý vị nào còn có thể sưu tầm thêm xin tiếp tục. Hy vọng mai này chúng sẽ thành chuyện cổ tích…sứt vòi. 30/10/2005 (BT:LV) ---------------------------------------- Nguồn tham khảo (nguyên văn): SGGP, Phóng sự - Điều tra Nơi có nhiều chuyện lạ PHẠM THỤC 21:40'', 21/10/ 2005 (GMT+7) Nghe tin “Bí thư Khanh” (Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai) sẽ lên thăm trường, thăm nhà ở mới, già làng Khyot bỏ hai ngày liền đi tìm những cây lồ ô già nhất trong rừng đem về nướng trên bếp lửa cho chín và vót thành bó đũa đẹp. Khyot cột bó đũa thật chặt bằng hai sợi cật tre nung lửa bóng loáng, đưa tặng Bí thư Khanh và nói: “Người Kinh với người Bana yêu thương, gắn bó nhau như bó đũa này nhiều đời rồi đấy, mình đừng tháo rời bó đũa ra sẽ không ai hại được mình...”. Câu chuyện bó đũa ngày xưa được già làng Khyot “làm mới” lại ở giữa chốn núi xa này khiến chúng tôi cảm động. • Chuyện thật như đùa Già làng Khyot (đứng thứ hai từ phải) tặng Bí thư Khanh (bìa phải) bó đũa ngày khai giảng. Con đường ra sườn Đông dãy núi Trường Sơn thật gian nan. Chiếc xe Uoát khi trôi ngang, lúc đi ngược và chàng tài xế luôn phải gồng cứng tay điều khiển chiếc xe đi tới bằng …kính chiếu hậu. Con đường nhầy nhụa, hiểm nguy vào xã Konmahah Đông (huyện DakDoa) chỉ dài 15km nhưng phải đi mất gần 5 giờ đồng hồ. “Thế, xã Hà Đông có phải do người Hà Đông di dân vào ở?”, “100% dân xã là người Bana”, thấy chúng tôi ngạc nhiên, Bí thư huyện ủy Phạm Ngọc Thạch giải thích nửa đùa, nửa thật: “tên xã dài, đường đi lại vất vả, nhiều người chạy về đến huyện họp, hụt hơi nên khi báo cáo chỉ còn - “Mình..ở ..ha đông”. Lâu rồi người ta quen gọi thành Hà Đông “?! Leo ngược những con dốc đầy sình lầy hơn hai cây số, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn Khanh quay sang nói với Chủ tịch UBND tỉnh: “Mình mà không đi bộ đến “đứt dép” thì con đường sẽ vẫn cứ trơ ra đến năm sau anh Tám Dũng à” (con đường vào xã Konmahah Đông có kinh phí 25 tỉ đồng dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 12-2005, nhưng đến tháng 9, Sở GTCC tỉnh mới thực hiện khoảng 50% công trình). Đi vào xã Konmahah Đông dự khai giảng năm học mới, trao học bổng và khánh thành nhà ở tập thể cho học sinh trên con đường độc đạo xấu kinh hoàng lần này có lẽ chỉ thiếu Giám đốc Sở GTCC! Ôâng Bí thư Tỉnh ủy nhắn mấy cậu dân quân người dân tộc đang lội ngược những vũng lầy ra ngoài để chuyển 20 xe đạp, quà bánh Trung thu và cặp táp của Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo CA TPHCM và UBND tỉnh Gia Lai: “Mời giùm tôi ông GĐ sở GTCC đi vào xã cho tôi gặp ngay nhé”. •Từ phụ lễ trở thành bí thư xã Năm 1960, Đinh Đăm 20 tuổi, biết chữ và thông minh nên mục sư nước ngoài đến đây truyền đạo đã chọn anh làm phụ lễ. Một lần, Đinh Đăm bị ốm nặng đến độ cha đã làm lễ tẩy tội, thầy mo đã cúng Giàng “thì bộ đội Tuấn Tài đến căn chòi nhỏ bế mình dậy, nhét vào miệng viên thuốc đắng lắm… sau đó, bộ đội Tài cho Đăm uống thuốc và ăn cháo gạo với muối hột nhiều ngày liền. Thế là, mình sống lại… Bộ đội Bok Hồ cứu mình đấy”, Đăm kể thế. Rồi Đăm thôi không đi phụ lễ cho cha mà đi chỉ phụ việc cách mạng cho bộ đội Tài. Lính Mỹ ở đồn Kaikop (ngã 3 mỏ vàng Tà Huỳnh – Daksơmei) quen biết phụ lễ Đăm trong những buổi lễ chúa nhật, Đăm lại hay la cà trong đồn nên lính Mỹ “chẳng để ý” chuyện Đăm đưa nhiều lượt cán bộ ta cùng tài liệu mật qua đồn. Và cũng nhờ nghe ngóng được “lịch càn” từ các lính Mỹ, Đăm đã giúp nhiều cán bộ khu ủy khu V lánh nạn kịp thời. Cũng từ những thông tin ấy, bộ đội chủ lực ta ở Đông Trường Sơn đã đánh những trận “ra trò” ngay trước mũi đồn Kaikop. Rồi Đăm được cán bộ giải thích về Đảng, về Bok Hồ… Năm 1962, Đinh Đăm được cán bộ Nguyễn Tuấn Tài, có tên khác là Trần Kiên giới thiệu vào Đảng. Năm 1975, cán bộ Trần Kiên (Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai – Kom Tum lúc đó) về huyện giao Đinh Đăm nhiệm vụ Bí thư xã Konmahah Đông. Và, Đinh Đăm đương nhiệm chức vụ ấy đến hết năm 2000. •Cái lý của Đinh Đăm Vừa nhận chức Bí thư xã, Đăm tìm ngay Khyot, một thanh niên ở xã “từng học hết lớp 7” để bàn chuyện mở lớp dạy học cho bọn trẻ trong xã. Bởi theo Đăm, dân phải biết chữ mới tiến bộ, không bị bọn xấu lừa gạt. Ngôi trường được dựng lên nhanh chóng vì nghe lời Đăm, ai cũng muốn con mình biết cái chữ. Bọn trẻ con các làng xa đều chăm học dù phải vượt qua 5 con suối, hai cái núi cao mới đến được trường. Một hôm, nghe “có hai trò” suýt bị nước suối to cuốn trôi, Bí thư Đăm bàn với thầy Khyot và cha mẹ các cháu vào rừng chặt tranh, tre, lồ ô đem về dựng cái “ký túc xá” cho bọn trẻ ở làng xa bên cạnh trường. Cái “ký túc xá” bằng tranh, tre nên theo thời gian ngày càng xiêu vẹo, ọp ẹp và sàn nhà bằng vạt bằng tre cũng gãy bể nhiều chỗ. Có đêm bọn trẻ đang ngủ thì thằng Hyắt, con Đinh Tho kêu toáng trong bóng tối đen như mực. Đám bạn tưởng nó ngủ mơ thấy Giàng nhưng nghe nó kêu đau dưới lưng mình, bọn trẻ lục tục ngồi dậy đốt cái đèn dầu nhỏ soi thì phát hiện nó bị lọt sàn rơi xuống đất bởi lăn ra chỗ sàn bể. Thầy Hiệu phó Khyot sau khi nghỉ hưu trở thành già làng vẫn thương “cái kẻng gọi học trò mỏng đi nhiều” và thương cả căn nhà sàn mình dựng nên xin ở lại làm bảo vệ và “vá nhà” cho trẻ ở khỏi bị lạnh. Tháng 3-2005, Đoàn công tác do Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đi thị sát tiến độ các chương trình của Chính phủ dành cho người dân tộc ở xã Konmahah Đông đến thăm trường và ký túc xá. Khom người chui vào căn nhà sàn ọp ẹp, trống trước hở sau của bọn trẻ theo “lời mời” của già làng Khyot, Bí thư Tỉnh ủy lặng người và quyết ngay: xây ký túc xá mới hai phòng ở đủ để 50 học sinh làng xa ở lại và tặng các cháu bốn quạt máy, hai TV. Lo “cái chữ” xong, Bí thư Đăm nghĩ đến chuyện no “cái bụng” của dân. Đăm theo chị Đinh Kiều, ban kinh tế huyện đi thăm khu vườn bời lời đang cho vỏ ở xã K’Dang. Nhìn những căn nhà gạch cùng những dây bắp đỏ ối treo trước nhà của bà con, thế là với quyết tâm “xã mình cũng phải no như thế” Bí thư Đăm đem kế hoạch sống ổn định và trồng bời lời xen canh với bắp, lúa bàn với bà con. Nhiều hộ không tin, vẫn phá rừng làm nương trên sườn núi. Đăm ức lắm. Thu hoạch đợt bời lời đầu tiên, Đăm đi mua ngay cái máy nổ, cái hộp người hát (TV) và cái “khoa học kỹ thuật”(tủ lạnh) mang về nhà. “Biểu diễn” sự tiện ích của các món hàng lạ mắt kia, Đăm đổ đầy nước lạnh vào cái soong to và cắt tiết 2 con gà để nguyên lông rồi cho vào tủ lạnh. Ai đến nhà Đăm cũng khỉa một cục đá cho ngậm, rót một cốc nước lạnh “rơi răng” cho uống, cho rờ vào lông hai con gà nằm “ngoẹo cổ mỉm cười” trong tủ lạnh và xem TV múa hát. Thế là dân tin, nghe lời Đăm sống định canh định cư trồng bời lời và bắp lai. Bốn năm qua, xã Konmahah Đông không còn phải cứu đói giáp hạt, 100% trẻ đến tuổi đều ra lớp và bọn lớp 9 như: Hyắt, Đinh Tho, Đinh Choet, Hongey… sẽ đến huyện học cấp 3 bằng xe đạp của Báo SGGP tặng… “Mình sẽ phải “nhắc nhớ” nhiều đứa con mình chăm học hơn. Nhận xe đạp mới này của Báo Sài Gòn Giải Phóng là cả làng cùng nể quí lắm…” nhiều phụ huynh học sinh đã nói thế khi họ tươi cười cùng con đẩy bộ chiếc xe đạp mới, vượt dốc,về nhà. Konmahah Đông bắt đầu một ngày mới bằng tiếng gà gáy ngoài sân xã và nhiều người, trong đó có Đinh Đăm, có già làng Khyot và cả lũ học trò ở ký túc xá sẽ bắt đầu một ngày mới với chương trình truyền hình dành cho người dân tộc phát trên VTV 5 cùng với ánh dương bừng sáng dần sau rặng núi Trường Sơn xanh thẳm…

No comments: