Chí phèo thời đại (chương 17)

Chương 17 - Văn hoá chí phèo.

Chí Mô chưa bao giờ thực sự được cắp sách đến trường. Thuở nhỏ, lăn lóc hết nhà lão Hào sang nhà lão Hách chẳng ai để ý cho gã ăn học. Lớn lên, làm tôi tớ hầu hạ nhà lão Hách, lão có chỉ bảo cho chút ít chữ nghĩa bằng mồm để luyện võ, chỉ là những khẩu quyết có dính líu tới bạo lực, tới dao, búa ,mác, lê. Lão còn bơm vào đầu gã một mớ kiến thức toàn những tư tưởng hận thù tàn bạo kiểu : thề ăn gan uống máu quân thù hay vô độc bất trượng phu. Những năm đầu cai quản làng Vũ Đại, gã tưởng rằng mớ tư tưởng hổ lốn ấy là tuyệt hảo nhất trên đời , là đỉnh cao trí tuệ nên gã vô cùng tự đắc, khinh miệt đám học sĩ thư sinh trong làng là phường giá áo túi cơm. Và như ta đã biết, lũ bộ hạ thân thuộc đã cho gom góp tịch thu hết sách vở tài liệu thời Bá Kiến đem đốt, học giả trí thức nếu không bị tận diệt cũng bi giam cầm trong ngục, đày ải cưỡng bức lao động trong rừng thiêng nước độc. Trong làng Vũ Đại, duy nhất một tay trong đầu có chữ mà Chí Mô ưa thích là tay làm thơ Tô Hô. Gã mến chuộng tay này vì tài làm thơ hay thì ít mà tài bưng bô thì nhiều. Dân làng quen miệng gọi là ông thi nô Tô Hô. Chí Mô chuộng hắn không chỉ vì cái cung cách thi nô này tâng bốc gã lên tận mây xanh mà vì hai người còn có chung một quan điểm: mê khích động bạo lực, thích ngắm cảnh đầu rơi máu chảy, cứ nằng nặc tính chiến đấu phải được lồng trong thơ văn nghệ thuật: “ Nay ở trong thơ cần có máu, người mần thơ phải thích hôi tanh”.
Lân la quen biết học hỏi Tô Hô Chí Mô cũng tập tành làm thơ. Lúc đầu gã tập làm thơ ba chữ với bài Cái cối:
“ Cái cối to, cái cối nặng, cái chày nhỏ, giã không đặng, tìm chày to, giã mới đặng……”
Rồi gã giật mình thấy mình làm thơ hay quá , e rằng tài hoa bạc mệnh chăng? Tài hoa thì đã thế, chuyện trăng hoa của gã cũng tới mức thập thành, cho dù gã đã xảo quyệt che giấu rất kín ađ1o. Nghĩ đến thói trăng hoa của mình, gã khoan khoái vô cùng,thơ thẩn đi lên chòi lá với một bụng thơ lai láng, bèn tức cảnhnhả ngọc phun châu:
: Chiều chiều ra đứng bên chòi,
Thấy "cháu ngoan" tắm giặt ta ngồi rình coi,
Cháu mang một dải yếm sồi
Rách bươm tơi tả như đời của cô ?...
Cảm tác khi vào đền viếng tượng người anh hùng năm xưa : …
Bác minh quân tôi cũng minh quân,
Ngày đêm canh cánh chuyện an dân.
Chiến bào vải thưa bác làm áo,
Còn tôi sống mãi ở trong quần (chúng)
Cho rằng như thế đã thông minh tuyệt đỉnh, văn tài xuất chúng, Chí Mô quyết chứng tỏ tài Văn như
Siêu Quát của mình nên quyết định cho ra lò một mớ tác phẩm. Nhớ những ngày tháng bôn ba đánh chiếm Vũ Đại, gã viết:” Vừa nện trống vừa cướp làng”. Nhớ về giai thoại ông bố Chí Phèo, gã lại viết “ Một đời cào mặt”, “nghệ thuật ăn vạ”,,”nghệ thuật chửi hay như hát”. Điều gã mong muốn để lại nhất là có một cuốn sách ca tụng chính mình. Gã muốn tự viết mới có thể bơm mình lên cao hết cỡ. Nhưng để cho thiên hạ biết chính gã là tác giả thì mặt dầy quá và e người ta không tin. Da mặt gã dù chai lì như đít khỉ và trơ trẽn như đá cũng không thể cho thiên hạ biết, chính gã tự thổi ống đu đủ bơm mình lên như thế . Trông đê tiện, thô bỉ quá sức. Vậy thì phải xử dụng món bịp. Nghệ thuật lừa thì gã là vua. Một tác phẩm ra đời: “Cuộc đời kắt mệnh của bác lý” của một ký giả lão thành không ai biết tên tuổi :ký giả Tàn Dân Tiêu
Trong làng bảnh choẹ thế. Ra mặt hội họp chè chén với các ông chánh cụ lý , các thân hào nhân sĩ trong vùng, Chí Mô cứ ngồi trơ mắt êch. Văn chương chữ nghĩa của gã chưa đầy một vốc tay… Trong khi thiên hạ bàn luận chuyện văn thơ phú lục, sách lược kinh điển hay thảo nghị việc kinh bang tế thế, làm sao cho xóm làng yên vui, gia đình hạnh phúc, người người ấm no thì gã toàn nói ngược. Tiếp chuyện với Chí Mô là một cực hình . Lời nói thoát ra từ cửa miệng gã toàn là những khích động, chém. giết hận thù, không thì cũng là những lời bốc phét tự cao tự đại không coi ai ra gì khiến mọi người phát tởm Dần dà thiên hạ phớt lờ. Người ta bỏ mặc gã độc thoại trong một góc không đếm xỉa gì tới. Có người mở lời độc địa: “ Nói với một tay văn hoá thế thà nói chuyện với đầu gối”.
Bị coi là kẻ không có văn hoá, chạm tự ái, Chí Mô tức giận. Gã về làng chỉ thị cho đám đàn em phải làm sao nâng cấp văn hoá làng trong thời hạn sớm nhất. Bọn đàn em hỏi như thế nào để có văn hoá, gã bảo lấy tư tưởng của gã ra học tập, đào sâu là có văn hoá.
Bọn ấy ra ngoài bảo nhau:
- Đại ca nói chúng mình muồn có văn hoà thì đi học tập tư tưởng của đại ca. Nhưng đại ca chưa bao
giờ cắp sách đến trường ,làm chó gì có tư tưởng mà học?
- Có đấy! - Một tên quả quyết – Tư tưởng chí phèo !
- Tư tưởng chí phèo là tư tưởng quái gì?
- Đó là tư tưởng cào mặt, tư tưởng ăn vạ, tư tưởng ngược ngạo, ăn đằng sóng nói đằng gió, nói một
đàng làm một nẻo. Tóm lại là tất cả mọi thứ gì bất bình thường, không giống ai. Chúng ta cứ theo đó mà áp dụng. Tha hồ mà vinh quang..
Thế là cả bọn bắt đầu xây dựng cho làng Vũ Đại một nền văn hoá ngược đời ấy.. Trước hết là một nền giáo dục lộn tùng phèo. Chí Mô ra lệnh cho đàn em đào tạo một nền giáo dục cưỡng bách được mệnh danh là nền giáo dục” trồng người”. Tất cả mọi dân làng nam phụ lão ấu đều được giáo dục uốn nắn theo đường lối tập trung. Ai cứng đầu không chịu khuất phục dưới nền giáo dục này thì thay vì trồng xuôi, bọn đàn em đem trồng ngược đầu luôn cho tiện việc sổ sách. Nhẹ hơn thì cất vào hộp cho sáng mắt ra.
Để đạt kết quả tốt, gã buộc lũ tay chân bộ hạ phải đi học tập, gọi là tu nghiệp để có một nền giáo dục tiêu chuẩn. Gã chỉ thị trong thời hạn tối đa từ ba năm đến năn năm, bọn chúng phải tự cố nghiên cứu học tập đạt thành quả cao, đang từ trình độ i tờ dốt đặc cán mai tiến lên trình độ đại học cao cấp, không “phí đì” (PhD) thì tối thiểu cũng “Mắt thưa” (Master) mới đủ kiến thức cai trị dân làng.
Từ đó bắt đầu có màn “học đại” bổ túc văn hoá “tại chức”, chuyên tu ” tại chỗ” đào tạo ra những học vị tiến sĩ bằng cấp treo đầy trên tường nhà , khi cầm tờ giấy phải đánh vần từng chữ, hoặc thê thảm hơn vừa đủ ký tên.
Nền văn hoá chí phèo này không những làm cho Chí Mô và bộ hạ ra vẻ cao sang trí thức hơn nhờ những tấm bằng bọn họ tự cung cấp cho nhau, nó còn là một cơ hội lớn thu góp thêm tiền bạc của cải của đám dân làng. Thời đại mới, muốn ngửa mặt lên một chút thôi phải có bằng cấp, không thì không làm ăn được. Dân làng muốn con cháu có bằng cứ chi tiền ra cho các viên chức và cả thầy cô, có giá biểu rõ ràng:bằng lớn giá lớn, bằng nhỏ phong nhỏ. Người ta chậc lưỡi: “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Rồi tự giải thích “ Một chữ cũng là thầy, bán chữ cũng là thầy. Chữ bán ở đậy không chỉ có nghĩa một nửa mà hàm ý mỉa mai mua bán bằng cấp chữ nghĩa..
Người khác cho như thế đã còn tốt chán. Có những bé gái trong làng nhà quá nghèo, không có tiền bạc của cải để mua chữ của thầy, các em đến nhà năn nỉ ông thầy thương xót cho thêm ít điểm để có thể tiếp tục con đường học vấn, không thì chỉ còn nước trở về nhà tiếp tục làm thân trâu bò, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời vất vả kiếm ăn. Ông thầy, tiếp thu một nền văn hoá rất chí phèo nên rất đạo đức:
- Em cần điểm hả? Vậy thì thủ tục “đầu tiên “ là phải làm gì biết rồi chứ?
- Dạ thưa thầy, con biết. Nhưng xin thầy thông cảm, nhà con nghèo quá! Cơm còn không đủ ăn
- Em biết không? Thời đại mới, như thế đã dễ dãi với trò nhiều lắm. Xưa kia luật lệ nghiêm minh
vô cùng. Quân , sư, phụ. Trên hết là vua, ở giữa là thầy , rồi mới đến cha mẹ. Đó là những người trong xã hội ai nấy phải kính trọng. Năm xưa, muốn cho con cái được ăn học, cả cha mẹ cũng phải đến bái kính thầy. Hàng năm phải đủ lễ tết. Thầy chết còn phải để tang và nhang khói thờ kính. Ngày nay, như vậy là đã đơn giản rẻ rúng lắm rồi.
- Dạ thưa thầy, nhà con thật sự nghèo mạt rệp , thật không thể tìm kiếm đâu ra tiền bạc tạ thầy. Thôi
thì có mỗi tấm thân gầy, con sẵn sàng làm mọi công việc gian khổ nặng nhọc cho thầy để trả công vậy.
.Thầy nghe nói, ra vẻ trầm ngâm suy nghĩ:
- Chỉ có tấm thân thôi à? Thầy muốn giúp em.Ngặt một nỗi, cảnh đời của thầy cũng neo đơn lắm.
Hay là như vầy: em giúp thầy. Rồi thầy giúp lại em.
- Dạ được! Con sẵn sàng . Giúp thầy ra sao ạ?
Ông thầy nắm chặt đôi vai cô bé học trò, nhìn thẳng vào mắt cô bé:
- Em mới nói là không tiếc gì tấm thân.,phải không? Thầy cũng không cần gì ngoài tấm thân của
em. Ta trao đổi thẳng thắn với nhau. Em cần điểm. Thầy cần em. Như vậy là sòng phẳng
Cô gái học trò, trao tấm thân cho ông thầy “quý hoá” lấy điểm đã phải gạt nước mắt ngậm ngùi: “Thời
đại đảo điên thế kỷ này. Bán chữ là thầy, mua trinh cũng là thầy”.
Nền giáo dục mua trinh bán chữ ấy đưa đến ấn tượng hãi sợ trong lòng những người gọi là có chút tư
duy trong làng. Họ xấu hổ cho cái trò mua bán chữ tồi bại lên tiếng phản đối thì bị một bọn vô lương tâm đánh phủ đầu với tội danh đi ngược lại với trào lưu mới của người dân.Từ đó tạo ra một phong trào văn nô chỉ biết tầng bốc tán tụng. Đứng đầu là tay thi nô Tô Hô. Tay này đưa ra quan điểm xây dựng một nền văn học nghệ thuật hoàn toàn minh hoạ. Tất cả phải đi vào nề nếp. Phải biết tô đỏ chuốc hồng . Bản chất là một tay xu nịnh, thượng đội hạ đạp. Do đó, hắn xum xoe tung hê Chí Mô cùng đồng bọn không tiếc lời, thiếu điều quỳ mọp xuống liếm giày cho gã coi không còn ra thể thống gì nữa. Hắn hạ lệnh cho tất cả mọi người già trẻ lớn bé trong làng cũng phải quỳ gối tán tụng y như hắn, hoàn toàn không thể có bất cứ lời nói hành động nào biểu hiện bất mãn hay chồng đối. Có người thấy hắn quá lộng hành, nhẹ nhàng bảo hắn:
- Con người ta có cái miệng không chỉ để ăn, mà còn để nói. Ông lại đi cấm ăn nói.Nhất là cấm phê
bình, cấm chửi. Như thế có ức hiếp người ta quá không?
Tay thi nô vặn lại:
- Ô hay! Ta cấm hồi nào ? Ai muốn chửi cho sướng mồm thì cứ vén môi lên mà chửi. Nhưng nhớ
chõ miệng ra ngoài mà chửi. Chửi có vần có điệu cho hay vào, ta còn khen thưởng nữalà đàng khác. Chỉ không được phép già mồm ra chu chéo động đến quan chức với dân làng Vũ Đại này là được. Làm thế là gây xáo trộn , mất ổn định, gây chia rẽ mất đoàn kết trong làng, cần phải cấm triệt để.
Bạn bè của hắn thấy hắn tác oai tác quái quá mức cũng không nhịn nổi, nghĩ tình cố cựu ngỏ lời can ngăn. Hắn đã không nghe, lại chạm tự ái trả thù hèn hạ. Hắn xữ dụng một đám lưu manh tạo chứng cớ giả để vu oan giá hoạ cho họ. Kẻ thì bị thủ tiêu. Người thì hắn lôi cổ tống vào ngục. Người khác bị lăng mạ phỉ báng và triệt hết mọi đường sống. Mục đích của hắn nhằm tiêu diệt nhửng tư tưởng ngang ngạnh ương bướng của họ, chứng tỏ uy quyền của hắn, cũng như muốn được nhìn tận mắt cảnh tượng bạn hữu khi xưa, nhiều người trong số là những tài năng xuất chúng, phải quỳ mọp dưới chân gã van lạy và xin bố thí.
Hành động trù dập cùng với kế hoạch lấy miếng ăn trói buộc con người có hiệu quả trong một thời gian. Đến lúc Chí Mô giao thiệp lại với gã Bạch công tử cùng với bạn bè của gã, rồi lại xin gia nhập hội chợ, đưa bọn họ vào làng Vũ Đại hợp tác làm ăn thì dân làng Vũ Đại cũng mở mắt, mở tai.Càng mở to mắt, họ càng nhìn rõ. Càng banh lỗ tai, càng nghe được nhiều. Vấn đề không còn là chỉ nghe và nhìn. Dân làng còn muốn mở miệng. Họ muốn được mở miệng.
Chí Mô thấy tình hình có mòi căng thẳng, gã bảo thi nô Tô Hô :
- Này nhà « đạo thi hài »! Làm gì trói dân chặt thế ! Chú mi vỗ ngực tự xưng văn chương thi phú đầy mình mà không biết câu tức nước vỡ bờ ư ?Cách nào cho họ thư giãn một chút đi.
- Dạ đàn em biết chứ ạ ! Chỉ sợ làm phật lòng đại ca thôi. Nếu đại ca có ý nới tay thì đàn em xin thi
hành ngay ạ !
Hắn ra lệnh cho bộ hạ dưới tay cởi trói văn hoá cho dân làng Vũ Đại.. Bị trói lâu ngày, đầu óc tê dại. Nay được dịp bung ra, sức bật phản xạ mạnh mẽ. Người ta dùng lại món võ mồm Chí Phèo nổi tiếng :chửa búa xua. Ngoài ngón nghề chửi còn những hình thức nói khoé cạnh,nói móc méo,nói xiên xỏ, nói càn dỡ, nói đâm thọc , nói bổ ngửa, nói ác ý, nói độc địa bay tới tấp lên đầu lên mặt Chí Mô và đám tay chân bộ hạ làm chúng tối tăm mặt mũi..
Chịu không nổi những lời tố khổ kinh thiên động địa đó., Chí Mô kêu thi nô Tô Hô tới trách mắng :
- Chú mi làm gì để dân làng xúm lại phỉ nhổ ta ghê gớm thế ?
- Thì chính đại ca ra lệnh cởi trói cho họ mà !
- Chú mi có ăn có học nhưng đầu óc toàn bã đậu. Ta bảo chú mi cởi trói cho họ chứ có bảo chú mi
thả lỏng họ ra đâu. Cởi ra thì cũng phải biết nắm lấy đầu dây, khi cần thiết phải xiết lại. Hơn nữa, có cởi cũng chỉ cởi trong giới hạn, trong trật tự nào đó, chứ đâu như bò xổng chuồng chạy bừa húc bậy thế kia còn gì là quy củ của làng, danh giá của ta .
Tội nghiệp, dân làng Vũ Đại, vụ cởi trói chưa được mấy tuần trăng đã bị cột trở lại. Nhiều người bức xúc, lên tiếng mạnh mẽ phản đối, thi nô Tô Hô lên giọng tỉnh bơ trả lời :
- Văn hoá là cái tinh tuý của một đống hỗn độn đã được gạn lọc. Vậy văn hoá không thể là những cái
bừa bãi linh tinh, ngoài vòng kềm toả. Do đó văn hoá phải có chừng mực, phải như một dòng chảy, luân lưu mà hiền hoà, không xô bồ ngỗ nghịch. Dĩ nhiên tự văn hoá đã hàm ý nghĩa tự do. Lâu nay văn hoá bị quản lý theo mệnh lệnh nên mất tự do. Như con đường cần có lề, văn hoá cũng cần có lề. Bây giờ sẽ hoàn toàn có tự do nếu đi đúng lề đường bên phải. Mọi người dân làng cần hiểu rõ điều này, không nên nghe theo tin đồn của bọn xấu. Bọn chúng thiếu thông tin đâm ra tuyên truyền ẩu tả, sai trái không trung thực. Mọi người trong khi làm văn hoá cố gắng giữ đúng lề phải. Ta hứa sẽ cố làm hết sức mình cho lề đường thông thoáng, rộng rãi hơn để mọi người thoải mái tham gia. Nền văn hoá Vũ Đại là một nền văn hoá xây dựng xóm làng, không phải là cái văn hoá nói xấu lãnh đạo.
Thông điệp của Tô Hô đưa ra thật rõ ràng. Nền văn hoá Vũ Đại chỉ có một lề. Mọi người được hứá hẹn
sẽ hoàn toàn tự do trong lề phải đó. Đừng dại dột đi theo lề trái, phía không lề, bị bánh xe lịch sử nghiền nát ráng chịu. Chỉ mấy bữa sau, người ta bắt gặp một đám lính tuần hành hung đánh đập người ngay giữa thanh thiên bạch nhật, rồi đem bắt giam vào hộp. Người ta giận dữ kéo đến nhà Tô Hô cật vấn hắn nói một đàng làm một nẻo. Đã tuyên bố cho hoàn toàn tự do ở bên lề phải, rồi lại nuốt lời, bắt giữ người ta ngay trên lề đó. Tô Hô giải thích:
- Yêu cầu dân làng giữ trật tự. có văn hoá phải biết bình tĩnh suy xét. Quan chức trong làng làm việc
rất công minh, không bắt sai người. Mấy tay đó thuộc bọn xấu, lợi dụng đi trên lề phải nhưng lại đi ngược chiều, ngược với đà tiến của nền văn hoá Vũ Đại. Làm văn hoá phải ở trong lòng pháp luật. Bọn chúng vi phạm pháp luật, cần có biện pháp mạnh. Đây là bước hữu hiệu để đảm bảo nền văn hoá được quản lý chặt chẽ.
- Đã cho hoàn toàn tự do trong lề phải rồi lại đòi quản lý nữa? Như thế nào là một nền văn hoá quản
lý?
- Quản lý là cả một quá trình công tác, có nghĩa là quản có lý, bao gồm cả nguyên lý và đạo lý.
Nghe câu định nghĩa bất ngờ , dân làng giật nẩy mình: “ Nghe đâu như sét đánh ngang, Văn đang nguyên lý hoá sang đạo lỳ (thơ Bút Tre). Dân làng Vũ Đại chỉ còn biết thở dài cho một nền văn hoá Chí Phèo.

No comments: