Chí phèo thời đại (chương 6)


Chương 6 - Quản lý chí phèo

Chiếm được làng Vũ Đại từ tay lý Cường quá dễ dàng, sau khi tay này bỏ xứ,Chí Mô lấy làm đắc ý. Nhất là khi hầu như toàn bộ gia sản của hắn và của đám gia nhân còn nguyên vẹn. Tự dưng đang là kẻ trên răng dưới… củ cải , tứ cố vô thân cùng với đám bộ hạ côn đồ đầu trộm đuôi cướp, nay gã có nguyên một làng trù phú để cai quản. Đấng » đại nhân đại trí » như gã cai quản làng mạc thì không thể bình thường. Trước đó, Chí Mô từng sai phái bộ hạ đi tuyên truyền khắp nơi rằng lý Cường ức hiếp dân làng,họ nghèo chỉ vì hắn bắt họ nai lưng ra làm nô lệ, lại đóng sưu cao thuế nặng. Dân làng đói không đủ gạo ăn hắn đi xin gạo giả của tên công tử Bạch Kỳ Nhông làm bằng chất nhựa ni lông về đem trộn cho dân ăn. Nhà cửa ở xa trông cứ tưởng toàn nhà ngói cây mít, thật ra chỉ làm toàn bằng mạt cưa và giấy bồi trộn keo được sơn phết quét vôi cho đẹp. Nói chung, Chí Mô bảo : trông thì đẹp mắt thế mà thật ra toàn đồ dỏm, thứ phồn vinh giả tạo. Đám bộ hạ của gã cùng lũ dân đen một tí đất cắm dùi không có lúc đầu tưởng thật. Đến khi vào tận bồ lúa của nhà lý Cường coi , chúng mới biết chẳng phải Tám Thơm hay Nanh Chồn hạng nhất nhưng vưỡn là hạt lúa thật. Thế là bọn chúng hè nhau chạy về gọi vợ con ơi ới, mang thúng mủng bao bị tới tranh nhau xúc lấy mang về. Lũ trẻ con chạy chơi khắp chung quanh nhà, sờ chỗ này , mó chỗ kia và bảo nhau :
- Gạch xây, cây cứng thật chứ không phải giấy chúng mày ạ ! Gớm ! Mấy ông ấy là người nhớn mà
nói điêu như thật Họ cứ bảo chúng mình là nhà giả làm bằng cạc tông, xô nhẹ một tí là nó đổ kềnh ra ngay.
Chí Mô và đám bộ hạ , qua nhiều năm tháng ăn bờ ở bụi trong đám mả hoang, da mặt đã dầy nên dù
việc tuyên truyền láo bị phơi bày, họ vẫn cứ trơ ra. chẳng biết xấu hổ ngượng ngùng. Khi bị dân làng đàm tiếu đồn thổi vạch mặt láo khoét quá nhiều, sợ bị chê cười, bọn họ mới bắt đầu đi hù doạ. Cấm tuyệt dân làng rêu rao những chuyện chúng gọi là nói xấu bôi đen ấy. Chí Mô tập họp cái hội đồng riêng của gã để tự khen tự sướng với nhau, đồng thời làm ra những luật lệ mới cho dân làng sao cho phù hợp với cách cai quản làng của bọn họ. Dĩ nhiên, đấng phi thường không thể cai quản một cách bình thường. Đám anh em nhà lý Cường cùng những người trong làng trước đây có liên hệ làm việc với hắn không chạy kịp bị đuổi ra khỏi nhà lên bãi mả hoang sống vất vưởng, nhà cửa ruộng vườn bị tịch thu đem chia cho đám bộ hạ lưu manh. Đám này khi trước còn hàn vi thì ra vẻ đoàn kết nhất trí. Có tí hơi của là lộ ngay mặt tham tàn gian manh . Chúng cướp giựt xâu xé , đánh chém lẫn nhau để tranh giành từng niêu cơm, hòn đất đến nỗi dân làng thấy bóng chúng thì khiếp , tránh như tránh hủi.

Gã Chí Mô cùng đám tay chân bộ hạ chưa bao giờ có kinh nghiệm trong việc điều hành cai quản làng mạc, chữ nghĩa trong đầu chứa không đầy lòng hai bàn tay, chả biết xoay sở ra sao.. Gã vắt óc nhớ lại những cái đã học được từ cai Hách cùng những lề lối phương cách hai lão trùm sò áp dụng trong việc quản lý gia đình họ và đám gia nhân. Gã bụng bảo dạ : óc ta đặc sệt những bùn, suy nghĩ tính toán chi cho mệt. Hai lão già đã thành công giàu có vậy thì ta cứ thế mà theo.
Gã lại nghĩ tới những cánh đồng cò bay thẳng cánh của lão Hào, kỷ luật thép mà lão đối xử với đám tá điền, trong đó một thời gã từng phải chịu đựng. Nhờ vậy tài sản của lão ngày càng tích luỹ nhiều hơn. Còn đám tá điền làm giầu cho lão phải sống cuộc đời tôi tớ lây lất, thuế má ngất trời, công nợ ngập mặt, vẫn phải nuốt nhục mà sống có ai dám hó hé thở than gì đâu.Kẻ dám mở miệng phàn nàn phản đối thì không tan nát cuộc đời cũng ở trong cảnh dở sống dở chết. Cách tri người của lão Hào thế mà hiệu nghiệm
.
Chí Mô không quên những ngày thơ ấu, sống nương nhờ nhà lão Hào. Đó là cả một quá khứ của đói khát và tủi nhục. Lúc nào cái bao tử cũng cồn cào, bụng dạ lép kẹp. Đến bữa, ăn xong rồi tưởng như chưa ăn. Ban ngày phải lao động cực nhọc, đói hoa cả mắt, chân tay rời rã như chực rơi rụng ra ngoài. Ban đêm chui vào ổ rơm cố nằm im như giả chết, cứ mong đánh lừa được mình khỏi cái bao tử trống không. Gã tự nhủ : ráng nằm cho yên, đừng nhúc nhích mạnh quá, kẻo bát cơm vào bụng từ chiều nó tan mất. Đôi khi, đói quá , đâm liều, bất kể sự trừng trị roi vọt tàn nhẫn của chủ nếu bị bắt gặp , gã mò mẫm chui vào chuồng lợn phía sau ăn vụng cám.
Chẳng phải riêng gã, mọi gia nhân và tá điền của lão chánh Hào cũng đều đói rách thế cả . Lão Hào là người giàu có nhất nhì , cửa nhà lão thích phô trương, nhưng lão lại nổi tiếng về cái tính keo kiệt bủn xỉn. Gia nhân có hàng trăm. Ấy thế mà trăm người như một, ai cũng cúi đầu vâng phục một cách tuyệt đối, không ai dám phàn nàn chống đối một tiếng, kể cả Chí Mô lúc đó đã là thằng bé gian manh.Lỡ có kẻ nào than đói, lão quở ngay :
- Nuôi hàng trăm miệng chúng bay mà ngày nào cũng đòi no nê đầy đủ thì của núi cũng lở. Làm thì
lười chảy thây, đến bữa lại muốn hốc cho sướng miệng. Người xưa đã bảo : ăn để sống chứ không phải sống để mà ăn. Cho chúng bay ăn vừa vừa phải phải thế là đủ. No quá trương phềnh bụng lại dấm dúi rúc vào xó xỉnh nào như lợn thôi chứ chả ích gì.
Đã thế, mỗi năm đôi ba lần, lão Hào mổ gà mổ lợn nhân các dịp giỗ tết. lão thí cho gia nhân được tí
da tí mỡ dính xương, cả đám lại vỗ tay reo mừng, hoan hô cám ơn rối rít, ca tụng như lão là đại nhân ơn cao nghĩa trọng, nhân từ phúc đức.
Chí Mô nghiệm ra rằng chỉ cần nắm được bao tử con người là nắm được họ. Vừa kềm hãm ý chí chống cự, vừa triệt tiêu sức lực phản kháng . Miếng ăn là miếng vinh , cũng là miếng nhục.Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp.Nhưng cái ăn cũng là cái cần thiết cho đời sốngt Khi không có ăn thì con người trở nên vô cùng hèn hạ,chỉ còn nghĩ tới làm sao có cái nhét cho đầy bụng.. Kiểm soát được cái ăn cái mặc là cai quản được toàn bộ con người. Vậy thì gã phải nắm lấy cái bụng của dân làng. Cho no được no. Bắt đói chịu đói. Chỉ có thế mới cai trị đước đán dân làng Vũ Đại nổi tiếng đầu bươu đầu bò.
Làm sao để thực hiện chuyện ấy ?, Chí Mô tính toán, lúc đầu phải cho họ một tí lợi lộc để lấy lòng tin. Gã chẳng có gì để cho. Có lẽ có gã cũng không muốn cho. Còn mấy hộ kha khá trong làng thì thế nào nhỉ ? Một ý nghĩ loé lên trong đầu. À phải rồi, nhà giàu. Lấy của người giàu chia cho người nghèo.Gã sẽ thành một trang nghĩa hiệp kiểu anh hùng Lương Sơn Bạc, hiệp sĩ rừng xanh Rô binh Hút ? Thật là hay. Lợi cả đôi đường. Vừa diệt tan được đám giàu, vừa thành người thi ân cho lũ dân nghèo. Cho họ thì ít, cho vào túi mình thì nhiều. Đúng là được ăn, được nói, còn được gói mang về. Người giàu chỉ là thiểu số, người nghèo rất đông. Mất lòng ít người mà được lòng số đông không là thượng sách ư ? Nghĩ là làm. Gã sai bọn tay chân đi khắp làng xóm chia hộ, lập thành danh sách giàu nghèo. Hễ trong làng ai có một mái nhà ngói cây mít hoặc năm bảy sào ruộng vườn được coi là người có của. Để có cớ tịch thu gia sản của họ, gã tìm cách kết tội .
Gã lên án những người này giàu có là nhờ đã từng liên hệ bất chính với tên Bạch công tử, một kẻ ngoại nhân có ý đồ xấu, ỷ có tiền rừng bạc bể định chiếm hết cả làng Vũ Đại làm của riêng để biến thành chỗ ăn chơi. Dĩ nhiên, khi gã họ Bạch còn hiện diện ở đây, ai chả có lúc liên hệ làm ăn hoặc chơi bời với gã, một công tử sành sõi việc ăn chơi và từng trải việc đời. Nhất là khi chơi với gã thì thường lợi nhiều thiệt ít, bởi gã đã nổi danh là một tay phong lưu hào phóng không chơi bần. Chỉ cần lôi vài tên du thủ du thực, dăm ba đứa cắp vặt có thù oán với bọn nhà giàu này ra điểm chỉ ngay mặt, kể ra vài đụng chạm nho nhỏ của họ với gã Bạch, không có thì dựng đứng lên là xong việc kết tội .
Những người khác không có quan hệ với gã Bạch lại bị lên án cộng tác với nhà Lý Cường phá hoại làng xóm và nhũng nhiễu dân lành. Ai có ruộng vườn trước đây mà không phải đóng sâu nộp thuế ? Vậy là tội lỗi rành rành : tiếp tay cho cường hào ức hiếp bóc lột người nghèo khổ.
Chí Mô lãnh đạo bộ hạ ra sức tận diệt đám nhà giàu, người trưởng tộc bị cột đá vào cổ cho đi thăm hà bá, đám con cháu họ bị xua đuổi ra cánh đồng mả ở chung với đám thân thuộc nhà lý Cường bị hắt hủi khi trước. Sau khi đã chiếm hữu cất giấu đi hết những đồ vật quý giá làm của riêng. Gã chỉ thị cho bộ hạ phân chia cho đám dân nghèo trong làng chút ít đồ thừa , người được dăm ký gạo mốc ,ba hột muối đen, kẻ vài cái bát sành sứt sẹo để ăn cơm thay cho gáo dừa khô vẫn dùng bấy lâu. Người khác đựợc chia mấy viên gạch vỡ mang vào bếp kê làm ông đầu rau hay vài lóng tre ngâm bùn về làm kèo làm cột. Có người trong nhà không có lấy một hột thóc thì lại được chia cho một cái cối đá to đùng chẳng biết dùng vào việc gì. Nói chung, có còn hơn không. Tay chân bộ hạ của Chí Mô đoạn khích động dân làng múa may xưng tụng tung hô gã là thánh nhân hiền đức , thần tượng cứu độ của dân nghèo v.v…
Khi cảm nhận đã nắm được đầu dân, Chí Mô bắt đầu ra tay. Lệ làng có từ hàng ngàn năm trước bị thay đổi hàng loạt để phù hợp với hiện trạng trong làng. Thời đại mới, đời sống mới cần có con người mới, suy nghĩ mới. Là một kẻ gian manh xảo quyệt, Chí Mô đưa ra một đường lối cai trị làng hết sức mới mẻ độc đáo là việc trồng người. Xưa nay, người ta chỉ trồng cây cỏ thực vật, lão đưa ra ý trồng người mới lạ. Theo gã, muốn đổi mới con người cần phải được trồng như cây cỏ mới uốn nắn theo ý mình được. Muốn trồng người , theo ý mình, con người phải bị chôn chân một chỗ như cây cỏ, để mà vun xới,tưới tắm, dễ dàng cắt tỉa, chăm bón. Dựa vào ý nghĩ lạ đời đó, gã xoá bỏ những lệ làng cũ gã cho quá phóng túng lỗi thời để áp đặt những luật lệ mới chặt chẽ qui củ hơn. Lệ mới đặt ra cấm dân làng quan hệ giao tiếp các làng lân cận khi chưa được phép, cấm dân làng ăn ,nói những gì gã ngược lại lời gã. Đặc biệt, dù sanh ra dưới cái nòi Chí Phèo, một tay chửi càn thô bạo nhất cộng với nghề cào mặt ăn vạ, gã cấm tiệt dân làng không được xử dụng hai nghề này đối phó với gã và đám đàn em.
Đã từng nai lưng làm tá điền cho chánh Hào buổi thiếu thời, Chí Mô thấu hiểu những mánh khoé trốn sâu lậu thuế, các phuơng cách giấu diếm ăn bớt tiền bạc gạo nước của tá điền và của đám gia nhân. Để chận đứng tình trạng này, gã tập trung tất cả ruộng vườn rồi bắt dân làng đi lao động theo kiểu bầy đàn. Sáng sớm ra đồng theo lệnh kẻng. Chiều tối vác cuốc về theo lệnh thu quân.. Mọi người làm việc nhất nhất dưới sự chỉ đạo của đám bộ hạ từ gieo trồng cấy hái.Tới vụ mùa ,lương thực thu hoạch xong cũng cho hết vào kho chờ bộ hạ gã tính toán rồi phân phát cho từng người. Gã giải thích là vậy mới công bằng . Mọi người làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Lệ làng mới cũng cấm dân làng không được buôn đầu xóm bán cuối chợ, mọi cây kim sợi chỉ đều là tài sản chung của dân làng, mọi người phải bảo quản. Ai vi phạm sẽ bị trừng phạt nặng vì tội phá hoại tài sản chung, có thể bị cắt tay chặt chân.
Khó khăn bắt đầu nổi lên từ những khắt khe trong điều lệ mới. Dân làng không thể sơ múi kiếm chác thêm gì ngoài khẩu phần lương thực gã phân phát mỗi ngày cứ nhỏ đi. Nguyên do cũng vì các tay đàn em kiêu binh bợm nhậu . Chúng ỷ là người thân tín của gã , lại giữ phần chia chác nên đem giấu giếm hết những món ngon vật lạ , chỉ phân phát cho dân làng phần đã ít ỏi lại thiu thối. Thích ai thì chúng cho nhiều. Không thích hoặc cứng đầu với chúng thì nhịn. Kiệt sức vì đói kém và chán nản, dân làng ra đồng làm ăn chiếu lệ. Phần cũng vì mồ chung không ai khóc. Phần khác vì những chỉ thị ngu ngốc của Chí Mô cùng đám đàn em. Bọn đàn em trong chốn lục lâm xưa kia, giống như Chí Phèo,giỏi cướp giựt không nghề ngỗng,chẳng biết cày bừa,nên ra lệnh lạc chẳng giống ai,mùa lúa thì bắt trồng đậu, mùa cà lại buộc cấy khoai, cứ lộn tùng phèo cả lên.
Tệ nhất là lúc nào chúng cũng thèm ăn nhậu, rượu và thịt chó. Lệ làng ban ra thì khác, tửu sắc có hại cho sức khoẻ của dân làng, bị cấm. Cúng giỗ chạp kỵ trong làng từ nay sẽ do các hương chức trong làng làm thay cho người dân, bớt chi tiêu hoang phí và không mất công lao động..Bàn thờ gia tiên trong nhà được yêu cầu tập trung ra đình làng. Lũ bộ hạ thay mặt dân làng cúng quảy là đủ. Rượu cúng tinh khiết phải làm từ hạt gạo ngon nhất..Nam vô tửu như kỳ vô phong, một phần ba thóc gạo thu hoạch được dùng để nấu rượu chỉ dùng cho việc tế lễ .. Mỗi năm mỗi hộ phải cố gắng góp thêm ít nhất một chú cẩu tơ. Đó là phần bồi dưỡng cho các viên chức trong làng có sức làm việc phục vụ người dân. Dân làng đã đói, càng thê thảm hơn. Cơm chưa đủ người ăn lấy đâu nuôi chó ? Mỗi ngày nhìn đám lâu la của Chí Mô bày tiệc ăn khao, nào đĩa dồi đĩa luộc, đĩa rựa mận, bát sáo măng, ăn uống sùm sụp,chén chú chén anh, cười nói vang trời, họ ứa gan bảo nhau :
- Cha bố quân khốn nạn ! Chúng nó tưởng chia cho được vài cái bát mẻ, dăm cái nồi nát là quý báu,
công trạng chúng to lắm. Bây giờ chúng nó nắm hết tài sản ruộng vườn của làng đem đổ hết vào mồm chúng nó. Đã thế để chúng ông hốt cứt về cho mà hốc.
Không có cơm thừa canh cặn, họ nuôi chó toàn bằng cứt. Đến kỳ hạn phải nộp, họ mang chó đến giao, mồm lẩm bẩm :
- Nó đớp cứt nhà ông, mày ăn nó, cũng như mày ăn cứt ông.
Một lối trả thù của người thấp cổ bé miệng căm phẫn mà không làm được gì khi bị bọn quyền thế ức hiếp. Trong chỗ kín đáo, họ thì thầm với nhau : bọn chúng toàn là đồ chó má ,thằng này là ông Vện, tên nớ là lão Vằn, mụ nọ là cái Đốm , thị kia con Khoang.
Đám bộ hạ của gã không biết cái thâm ý . Có biết cũng chẳng thèm để ý. Chẳng qua cái mùi chó nó đậm đà quyến rũ quá. Sống trên đời, miếng dồi chó. Xuống âm phủ biết có hay không ? Một ngày không có tợp rượu, miếng thịt chó thì mồm miệng nhạt thếch, bọn chúng ra vào ngơ ngẩn . Đến nỗi có đứa trong bọn cuồng si về miếng ăn quên cả gia đình tổ tiên , suốt ngày xưng tụng lũ chó,con chó già rụng trụi lông đầu thì xưng là ông Lèn, con có đôi mắt hung ác như quỉ chỉ muốn ăn tươi nuốt sống người ta thì là ông Xịt, con có chùm lông bờm xờm dưới cổ được âu yếm gọi là bác Xồm , còn con bẹc giê cao lớn đầu đàn được tôn lên thành ông Mực. Tên bô hạ này cho đến lúc chết vẫn trung thành với Chí Mô như chó và chỉ mơ được làm chó, tay bắt chuồn chuồn,sửa soạn đi theo ông bà, mồm vẫn phều phào : ‘sống là cho…ó, mà chết cũng là cho… ó’.
Thiếu ăn thì ra lắm thứ bệnh. Dân làng cứ thay nhau đổ bệnh, không đủ người hầu hạ Chí Mô cùng đám gia nô. Gã bèn tìm mang về cho làng một gã thầy lang vườn, gọi là thầy lang Rận.
Không mấy ai biết thầy lang quê quán ở đâu, có điều ông chúa ở bẩn . Nghe nói ông lang rất sợ nước. Có lẽ chả tắm rửa bao giờ. Mỗi sáng, người ta thấy ông thức dậy, ra cầu ao thọc tay xuống nước chỉ để móc rửa mỗi cái mũi . ( Chuyện này rõ ràng ông Nam Cao đã kể trong truyện Ông Lang Rận).Bởi thế cái mặt của ông lúc nào cũng mốc meo. Bốn mùa, bức sốt hay lạnh giá, ông lúc nào cũng khoác trong người độc chiếc áo bành tô. Chắc ông lạnh. Buổi trưa có tí nắng lên, ông ra hiên nhà vừa sưởi nắng, vừa cởi áo bắt rận. Bắt được con nào bỏ vào miệng cắn nổ bôm bốp. Gặp ai đi ngang bảo : ‘ Gớm thầy lang sao lắm rận thế’. Ông trà lời ngay : ‘ Tại vì thịt tôi ngọt, còn mấy người thịt đắng nên chúng chê’. Người ta bèn gọi là ông lang Rận.
Người rành chuyện hơn thì bảo ông lang là con rơi của lão Hào với một gái hầu. Thuở ấy, lão chánh Hào chưa lên Hà Thành, chưa có cô ba Ninh Hạ. Lão có tiền , chơi nổi sắm một chiếc xe thùng đi cho oai. Một buổi chiều, lão ở tỉnh về đi ngang cánh đồng lúa ngoài làng. Trời đã choạng vạng, mọi người đã về. Trên cánh đồng chỉ còn trơ trọi một cô gái, thị đang quảy gánh rạ trên vai từ dưới ruộng bước lên, quần xắn cao đến bẹn. .Lão Hào trố mắt nhìn. Cô gái đó là Mùi . Sau một ngày gặt lúa, mọi người đã về nhà nghỉ. Riêng Mùi cố nán lại cắt thêm gánh rạ đem về nhà phơi đun bếp thổi cơm. Nhà nghèo, Mùi sợ quần ướt chóng mục nên mới xắn cao, tưởng là không còn người. Mùi không đẹp, nhưng thân hình khoẻ mạnh rắn chắc. Lão Hào trông thấy Mùi bỗng mê mẩn ngjhĩ thầm :’ Mịa, con nhà nông chân lấm tay bùn mà sao cặp đùi nó trắng trẻo ngon lành thế. Lão lên tiếng gọi :
- Mùi à ! Lại đây cụ dạy.
- Chào cụ chánh – Mùi lên tiếng - Cụ lên tỉnh về ạ !
- Ừ ! tao ở tỉnh về. Thế mày gánh gì đó, có muốn bán không ?
- Dạ ! – Mùi cười – Đây là gánh rạ con mang về đun bếp chứ có gì bán đâu ạ. Có ai mua rạ bao giờ !
- Để đấy tao mua cho ..
Mùi trố mắt kinh ngạc :
- Dạ thưa cụ chánh , gánh rạ này có gì đâu, không đáng mấy xu. Cụ chánh đùa con đấy ạ.
- Tao nói thật không phải đùa. Tao muốn mua cái…rạ của mày. Trả cho hai hào đấy. Thích chưa? Gánh mang lại xe cho tao.
Mùi lại càng kinh ngạc hơn. Gánh rạ này mà được những hai hào. Không ngờ hôm nay lão rộng rãi thế. Mọi khi lão vẫn keo liệt lắm kia mà ! Thôi kệ, coi như hôm nay mình gặp may. Mùi gánh rạ đến gần xe.
- Dạ cám ơn cụ chánh nhân đức quá, cụ muốn con để đâu ?
- Gánh lên xe cho tao. – Chánh Hào cừời gượng.
Trong khi Mùi mang rạ leo lên xe chất cho lão thì lão lên theo đóng sập ngay cửa lại. Mùi giờ mới
thấy sợ hãi :
- Ơ hay, Cụ chánh làm gì thế nhẩy ? Mở cửa ra đi chứ ! Ai thấy thì kỳ chết.
- Con này dở tệ ! – Lão cười gằn – Ấy là tao muốn… mày chứ tao cần gì cái gánh rạ .
Muì bấy giờ mới hiểu, chắp tay lạy lão như tế sao :
- Con van lạy cụ chánh , trăm lạy ngàn lạy, cụ là bề trên danh cao đức trọng, còn con chỉ là đứa hèn
hạ dốt nát không đáng gì, chưa xứng hàng con cháu của cụ.. Xin cụ rủ lòng thương mà tha cho con, kẻo thầy u con mà biết được thì con chỉ có nước chết.
- Sống chết thế nào ? Thầy u mày dám chống lại tao ? Thôi, tao cũng rủ lòng thương mà cho năm
đồng đó. Năm đồng mắt cua mày hiểu chưa ? Thân mày chẳng đáng thế đâu.
Mùi vẫn nhất định không chịu. Cô nàng kể lể rằng đã có anh chàng Mịch đến bỏ trầu cau, chỉ cuối mùa lúa, thảnh thơi là hai người làm đám cưới. Ở với cụ bây giờ lỡ làng biết, lỡ cô có chửa thì tiền đâu nộp vạ. Lão Hào cả quyết trong làng lão là người quyền cao chức trọng nhất thì ai còn dám phạt vạ cô ả nữa. Vậy mà Mùi vẫn dẫy nẩy lên. Cô ả càng chống càng làm cho lão thèm muốn và cương quyết hơn. Cuối cùng lão nói :
- Thôi được, tao đền cho thầy u mày ba sào đất đó.
Nói đến đất.lão đánh trúng ngay tim đen cô ả. Nghề nông, ai chả ao ước có được tí đất. Đúng như lão
tính,Mùi có vẻ dịu liền. Tuy vậy cô ả vẫn không tin. Mình được những ba sào đất cơ. Bán đổ đi cũng được năm mươi đồng. Thân này có thất tiết thì cũng coi như giả ơn thầy mẹ. Thế nhưng lão già này khó tin lắm. Lão có quyền thế trong làng, lỡ lão nuốt lời thì mình làm gì được. Nghĩ vậy Mùi nói :
- Dạ cụ dạy thì con biết, chứ thân con đâu đáng thế ạ. Dạ cụ nói chơi...
- Không , tao nói thật – Lão Hào chận lời – Không tin để tao làm giấy tín chỉ. Mà tao cho biết, tao
muốn là trời muốn hiểu chưa ?
Mùi biết thế. Nhưng cô ả có biết chữ đâu. Lỡ lão viết nhăng viết cuội hay còn viết nợ cho cô ả thì còn khổ nữa.Nhà mình nghèo kiết xác, thường hay mượn nợ. Lão mà đưa giấy mình đi mượn nợ lão thì ai chả tin. Mùi bèn trả lời :
- Dạ thưa cu. Con thân phận quê mùa dốt nát một đồng một chữ không có. Nếu cụ rủ lòng thương
cho con hầu hạ cụ thì xin cụ đến nhà nói với thầy u con một tiếng.
- Ừ thì tao sẽ cho người đến. Còn bây giờ thì tao muốn...ngay, không thể chờ được.
Mùi hiểu khi con lợn lòng của lão đã lên cơn thì tránh không được. Tuy nhiên cô ả cũng khôn lanh giữ
rịt lấy chiếc áo the lão cởi ra lúc đó, không chịu đưa lại cho lão. Mùi bảo để mai khi lão đến nhà nói chuyện với thầy mẹ xong mới trả lại. Lão Hào bấy giờ mới thấy con ranh này cũng gớm thật. Làm dữ với nó không được. Lão đã già mà nó khoẻ thế kia, nó đẩy lão một cái cũng đủ xụm bà chè. Lúc đầu, thấy nó thì thèm , lão chỉ muốn qua đường thôi. Thí cho ba sào ruộng , mai mốt kiếm cách lấy lại khó gì. Nhưng đã đến nhà nó rồi lại là việc khác, coi như chính thức cưới hỏi. Nhưng bây giờ về nhà không có chiếc áo the trên người thì ngượng quá. Câu chuyện lỡ đổ bể ra ngoài ,còn gì thể diện cụ chánh ? Thôi thì đành cưới nó làm hầu vậy. Vừa được người vừa khỏi phải thuê mướn. Quyết định rồi, lão bảo :
- Thôi , ta đã lấy mi làm nàng hầu, thì mi cũng đừng làm khó ta.. Quân tử nhất ngôn. Nếu mi muốn
thì cầm lấy cái này làm tin – Lão cởi chiếc áo trong ra - Ngày mai ta sẽ sang nhà nói chuyện với thầy u mi và lấy lại áo. Còn bây giờ hãy trả lại ta chiếc áo ngoài đó cho ta . Để ta về nhà. Đừng để ta mất mặt.
Thế là Mùi về với lão Hào, tuy ăn nằm với lão nhưng không được ở nhà trên.Khi đẻ con cho lão thì lão đem gửi gấm ở nhà một lão thầy thuốc già. Vì thuộc dòng con ở nên không được nhập dòng chính là dòng họ Hào, phải chịu dòng thứ lão đặt là dòng Hình . Đưá nhỏ có tên là Sàng , Hình Tấn Sàng.
Rồi người kể chuyện hóm hỉnh kết luận :thằng bé Hình Tấn Sàng được theo hầu điếu đóm thầy lang, được thầy lang chỉ bảo qua loa về nghề thuốc. Tuy lão có giấu nghề, nhưng nhờ khá thông minh láu lỉnh, thằng bé biết tìm cách học trộm nên học hỏi được kha khá. Chỉ phải cái tội ở bẩn., chí rận đầy người. Người ta quên mất tên nó, cứ gọi là thằng chí rận. Lớn lên thành ông lang Rận chữa bệnh đúng sách vở nhà…quê. Cảm cúm thì cháo hành hệt như Thị Nở, sốt rét thì nhánh tỏi nhánh gừng giã ra nhỏ mũi, đau bụng đi cầu thì đã có than bếp tán nhỏ hoà với rượu đế và hàng trăm thứ linh tinh khác. Sau này, theo lệnh của Chí Mô, gã thầy vào rừng mang về những hà thủ ô, cỏ mực, rễ tranh,nhãn lồng, củ gấu…đem pha vào với nước giải của trẻ con thành một thứ nước sền sệt rồi trộn với cơm nguội , bột củ khoai củ ráy , vò viên lại thành những viên màu xám đen có mùi khai khai như cứt dê có tên là thuốc Liên Tâm Hoàn. THầy lang tuyên bố đây là thần dược trị bá bệnh. Bất cứ ai đến trị bệnh, thầy đều cho uống độc một thứ Liên Tâm Hoàn đó.
Chữa bệnh kiểu ‘ one dose fit all ‘(thần dược chữa bách bệnh) như vậy, người bệnh cứ ngày càng rụng dần. Có điều lạ, nhân khẩu trong làng không vì thế mà giảm đi mà còn tăng thêm . Nguyên do là dân làng thi nhau đẻ. Cơm no, bò cưỡi. Từ ngày giỗ chạp lễ tết được tập trung cho nhà làng lo hộ, hội hè không có. Dân làng chẳng biết làm gì hơn là tối đến, tiết kiệm củi lửa tắt đèn đi ngủ sớm, chuẩn bị cho một ngày lao động đằng đẵng hôm sau.Vợ chồng con cái chui vào cái ổ rơm trong góc nhà , còn có mỗi ‘chuyện ấy’ để giải khuây. Vậy là chỉ trong quãng thời gian ngắn, trong làng nhà nào cũng có tiếng con trẻ oa oa thật vui. Lang Rận đến kể công với Chí Mô, ý là nhờ ông chữa bệnh mát tay mới có kết quả tốt như thế. Chí Mô bảo:
- Mi hại ta rồi chứ ích lợi gì? Chúng nó ăn no rửng mỡ , động cỡn lên thành cứ đẻ sồn sồn vậy, ít
lâu nữa lấy lương thực đâu cho đủ cả làng? Người đẻ thêm, mà ruộng vườn có đẻ thêm được tí nào đâu?
Lang Rận thở khì một tiếng và bảo:
- Bác Chí biết một mà không biết hai! Người đẻ ra người, chính là đẻ ra của cho bác đấy! Bác nên
nhớ ruộng vườn chỉ là của chết, con người mới là của sống. Thử hỏi ruộng đất đó, không có sức người sao làm ra lúa gạo, của cải. Nó chính là của có chân. Của chết chỉ làm ra một, của sống còn làm ra gấp mười gấp trăm. Này nhé! Bác cai quản hết cái đám trẻ này. Vài năm nữa chúng nó lớn lên thì phải biết.. Chỉ mí mí cho bác nghe là nhờ chúng nó , lúc đó bác chỉ ngồi nhà, tiền của tự động chảy vào nhà bác như nước. Nhất là cái đám thị mẹt với cái vốn trời cho ấy .Nhưng thôi thiên cơ bất khả lậu. Chỉ nói thế cho bác được thôi.
- À! - Chí Mô chợt hiểu, mặt mày hớn hở - cái lão lang băm này thế mà khôn ra phết.
- Vậy thì bác Chí thưởng cho đàn em gì đây? Chả lẽ cứ phải làm lang rệp mãi sao?
Chí Mô liếc mắt:
- Mi thật có khôn mà không ngoan. Mi còn trẻ. Mới có mỗi nghề thầy thuốc. Nghề của mi là cứu người. Chưa đủ . Muốn thăng tiến phải học thêm nghề trị người. Cứu vật vật trả ơn, cưu nhơn nhơn trả oán. Biết cứu mà không biết trị thì sẽ loạn. Nhất là đám dư đảng của Bá Kiến lý Cường còn đầy ra đó. Nay ta giao cho ngươi thêm chức trương tuần, chỉ huy một lũ chó săn. Cố mà thi hành nhiệm vụ và lập công mới có cơ hội thăng quan tiến chức.

No comments: