Văn nghệ

Người đi vào cuộc chiến

(Thoại kịch 2 màn)

Các vai diễn:

Quân: người sinh viên nhập ngũ đã hy sinh tại chiến trường.

Phượng: người yêu của Quân

Duy: người bạn đồng đội của Quân

Người dẫn chuyện:tiếng nói trong hậu trường, .

(Màn một)

(Cảnh vật: Ngoài đường phố, hay trong một công viên kế bên nhà Phượng, nơi xẩy ra cuộc hò hẹn).

Người dẫn chuyện: Cuộc chiến tranh do Cộng Sản Bắc Việt xua quân xâm lược miền Nam đã gây ra biết bao tang thương tang tóc cho hàng triệu người Việt trên khắp nẻo đường đất nước .Cuộc chiến đã làm tan nát cả một thể hệ tuổi trẻ đang đầy sức sống,những người con mất cha, vợ mất chồng và biết bao cuôc tình dang dở, những người con gái thơ ngây mất đi vòng tay người tình yêu dấu. Những chàng trai trẻ phải hy sinh hạnh phúc, mất đi cả một tương lai đầy hứa hẹn trước mắt. Đau đớn nhất là mất đi cả cuôc đời son trẻ mà bước chân vào đời còn chập chững e dè. Chúng ta hãy cùng hồi tưởng lại một cảnh đau thương mất mát đó qua đoản kịch với tựa đề: Người đi vào cuộc chiến.

(Mở màn)

Quân, aó khoác vắt trên vai, miệng nghêu ngao hát:

Quân: Rưng rưng phượng đỏ trên đầu
Tìm em anh biết tìm đâu bây giờ
Bây giờ tìm kiếm em đâu?
Bây giờ tìm kiếm em… đâu???

(Đi qua đi lại, một tay bóp trán suy nghĩ, ra dáng đi tìm vần thơ):

QuânL đọc chậm) Ta một kẻ khù khờ / Ngọng nghịu đến ngu ngơ / Đợi hoài em chưa tới / Lại chẳng biết làm thơ…

Quân: (vẻ bực bội, nói gằn giọng) Sao tới giờ này vẫn chưa thấy mặt mũi đâu dzậy cà? Hổng lẽ em cho mình leo cây? (Quay về phía khán giả phân bua) Quý vị thấy đó! Làm kiếp con trai thiệt là khổ. Đi đâu, làm gì cũng hết chờ đến đợi.

(đưa tay nhìn đồng hồ) Hẹn gặp 6 giờ mà gần 7 giờ rồi chưa thấy tới. Có phải sinh ra làm đờn bà con gái thì cứ phải(gằn giọng) làm tình… làm tội người ta mới thấy vui sao cà? (Hết kiên nhẫn.Lấy tay làm loa gọi lớn) Phượng ơi! Phượng…

(Phượng dắt xe đạp bước ra, tay cầm mấy cuốn sách, tay kia đưa ngón trỏ trên miệng làm dấu:

Phượng: Ssssshhhh…! Dữ hôn!Làm gì mà la lớn vậy anh Quân. Má nghe thấy má la em chít nghen.

Quân: (Vui mừng nhưng hơi nhăn nhó) Sao tới trễ dzậy, làm anh đứng chờ mỏi chân muốn khóc đây. ( Vẻ mặt phân bua) Mà anh có làm gì đâu mà má la em. Mình thương nhau cũng có chừng mực, nói năng cử chỉ…đúng mức đàng hoàng mà?

Phượng( hờn dỗi): Anh thiệt tình….không hiểu gì hết trơn á! Má hổng có phản đối chuyện chúng mình. Có điều má nói tụi bay học hành lo cho sự nghiệp hổng lo, cứ tối ngày hò hò hẹn hẹn, rồi mai mốt ngó nhau mà sống được sao?

Quân(cười) Nhìn em là đủ no rồi, khỏi cần ăn.

Phượng: Má nói cũng có lý của má. Còn anh chờ có chút xíu đã than thở rồi, hổng có chút tâm lý gì hết trơn. Đàn bà con gái bước ra khỏi nhà phải cho người ta “điệu” tý chút chứ!

Quân: (làm cử chỉ chọc phá) : Điệu cỡ vầy cũng đủ chết thiên hạ rồi.

Phượng:Mà em thấy anh có vẻ buồn chán gì đâu? Còn ca hát rùm trời, trong nhà em còn nghe rõ cái gì mà bây giờ tìm em ở đâu nữa chứ? (chỉ tay xuống trước mặt) Hổng phải anh lết mòn hết vỉa hè trước nhà em đó sao?

Quân:( chỉ tay xuống chân) : thì anh cũng bị mòn hết mấy đôi giầy chứ kém gì?

Phượng: Lại còn bày đặt ngọng nghịu làm thơ nữa chứ. Được mấy câu rồi , đọc em nghe coi.

Quân (chỉ vào mình)Anh làm thơ? (cười khẩy)Nghêu ngao để giết thì giờ, chứ anh mà thơ thẩn gì. Làm gã khờ thì có. (Nói vào tai Phượng)Đóng vai khờ coi bộ dễ hơn làm thơ à nha.

Phượng: Vậy là anh chê em ngốc mới bị gạt theo một gã khờ phải hôn?

Quân: (chọc quê) ! Đúng rồi! (làm bộ như vừa lỡ lời) , Á à!Hổng phải vậy! ý của anh là mấy anh chàng trồng cây si rồi thì có khôn mấy cũng biến thành khờ hết. Nhưng nhờ cái dáng khờ khạo ấy mà người ta mới để ý tới, mới thương ! Mà này, (chỉ tay vào sách Phượngg đang cầm trên tay) Phượng ra đây mang sách vở theo chi vậy? Bộ tính rủ anh tới trường vào giờ này sao?

Phượng (e ấp, ôm sách vào sát người): Không phải, anh đúng là khờ mà… (quay mặt đi) em có cái này… (ngập ngừng) à…mà…không…không…có…gì.

Quân (tiến tới gần hơn): Thôi anh biết rồi, con gái nói không thì chắc chắn là phải có , đưa anh coi nào!

(đưa tay lên giựt cuốn sách trên tay Phượng, trong khi đó Phượng hơi giả bộ ghì chặt hơn không muốn cho Quân cướp lấy, tuy vậy cũng để cho Quân cầm lấy sách)

Phượng: Anh …kỳ quá hà! Giựt đồ em ngoài đường người ta đang cười kìa!

Quân : Ai cười hở mười cái răng. Để coi em có gì trong này (đưa tay lật mấy trang sách).A ha, biết rồi (lôi ra một mảnh giấy) em làm thơ tặng anh phải hôn? (cười) Hổng ngờ thằng khờ tôi có người yêu là một nhà thơ… dzĩ đại.

Phượng ( mắc cở, quay rời xa) Chọc quê em phải hôn? Ghét anh ghê!Hổng them chơi với anh nữa.

Quân (cầm tờ giấy đọc to): Yêu nhau cởi áo cho nhau/ về nhà mẹ hỏi lên lầu áo rơi.

Phượng (nghe đọc, quay phắt lại với sự kinh ngạc): Anh …anh đọc cái gì vậy?

Quân(đùa cợt): Anh chờ em cởi áo tặng cho anh nè

Phượng (tiến tới định giựt tờ giấy trong tay của Quân, nhưng Quân không cho, quay lại phân bua với khán giả): Đó quý vị coi có phải là thằng khờ không? Quỷ sứ thì có

Quân (đùa thêm) Thôi nếu em không dám cởi áo tặng anh thì để anh cởi áo tặng em (Cởi chiếc áo khoác lên người Phượng) còn em cởi nhẫn tặng anh cũng được mà.

Phượng Anh lấy nhẫn của em làm gì?

Quân Thì để lâu lâu không gặp được em nhìn nó cho đỡ nhớ.Với lại…

Phượng: (cảm động): với lại sao?

Quân: (gãi đầu) để khi nào kẹt tiền xài thì …đem cầm

Phượng( giận dỗi, dí tay lên đầu Quận): Chết anh nghen! Vậy mà lúc nào cũng làm như thương nhớ ngừời ta lắm

Quân: Đùa chút thôi mà . Giận anh chi tội nghiệp. Để coi nhà thơ của anh viết gì tặng anh nào. Tình yêu một thuở đầu đời/ Hồn ta đã gửi theo người ta thương

Phượng (ngắt lời:) Thôi anh, chuyện riêng chúng mình mà anh đem phơi hết ra đây cho bà con biết sao? Hôm nay anh hẹn em có chuyện gì quan trọng không?

Quân( trở nên trang nghiêm): À cũng có chút chuyện, anh đến từ giã em, lần này, chắc lâu lắm mình mới gặp lại nhau, anh sắp đi xa

Phượng (hoảng hốt): Anh nói gì, mình còn đang đi học mà! Anh đi xa? Mà đi đâu vậy?

Quân (xa vắng): Anh sẽ đi xa, đi vào nơi… gió… buị….

Phượng (giật mình): Anh… anh đi…vào nơi gió bụi? Nghĩa là sao?Bộ tính bỏ nhà đi lang thang làm dân bụi đời sao chứ?

Quân (cười): Em hiểu lầm rồi! Không phải đi bụi đời. Đi vào gió bụi nghĩa là ( nhấn mạnh)đi vào chiến trận, nơi có tiếng súng tiếng bom, nơi gió cát mịt mùng, nơi sống nay chết mai. Đi vào gió bụi tức là anh gia nhập vào quân đội, cầm súng chiến đấu cho quê hương. bảo vệ cho tự do hạnh phúc của người dân chống lại bọn Cộng Sản tham tàn

Phượng( cướp lời:) Đi lính thì nói đi lính. Đi vào nơi gió buị, lúc này anh học cải lương hồi nào mà ca mùi dữ vậy?

Quân (cười ): Thì nói chuyện với một người làm thơ như em cũng phải có tí chút cải lương cho có vẻ văn chương một chút chứ.(Rút trong túi ra một mảnh giấy) Hôm nay anh đã nhận được giấy trình diện nhập ngũ, mai sẽ lên đường. Anh đến từ biệt em…

Phượng (băn khoăn): Vậy anh đi, rồi chừng nào mình mới gặp lại?

Quân ( nhún vai) Chưa biết chừng. đời lính, nay đây mai đó mà em….

Phượng (có vẻ buồn): Vậy là sắp xa anh rồi. Em sẽ làm gì trong những ngày sắp tới khi không có anh bên cạnh? Còn anh, xa em chắc vui vì cảm thấy rảnh nợ phải hôn?

Quân (nắm tay Phượng):Bậy nào! Dĩ nhiên xa em là buồn. Nhưng biết làm sao. Trót sinh ra trong thời buổi loạn ly, trai thời chiến làm sao tránh khỏi chuyện nhập ngũ tòng quân. Buồn cũng phải đi (tiến sát gần Phượng). Anh mong những ngày chúng mình xa vắng, cách mặt mà không cách lòng, con tim vẫn mãi bên nhau.

Phượng (nhìn vào mắt Quân): Anh nói sao thì phải giữ đúng lời đó. Em nghe nói núi đồi biên ải thường có hoa cỏ rừng hoang dại mà quyến rũ, đừng có say đắm quá mà quên mất lối về thành phố.

Quân:Thôi đừng có nói dại. Đời anh chỉ yêu có một cánh hoa, đó là cánh hoa Phượng yêu dấu của anh, cánh hoa của một tuổi thơ đầy mơ mộng, của những kỷ niệm đẹp thời cắp sách đến trường, của những ngây thơ vụng dại tình đầu,viết thư tỏ tình kẹp trong tập vở, nhưng ngập ngừng không dám đổi trao.(Nắm chặt đôi vai Phượng) Anh đi mang theo cánh Phượng trong lòng.

Phượng: Mai anh đi. Chúc anh lên đường bình an .Nhớ viết thư cho em luôn nhé!

Hai người nắm chặt tay, nhìn thẳng vào nhau lặng yên không nói, hoặc có thể thân mật hơn ở trong vòng tay nhau một ít giây.Nhạc trổi lên bài “Biển nhớ”: Ngày mai anh đi, biển nhớ kêu tên gọi về… Sau đó Quân ra đi vào hậu trường, thỉnh thoảng quay người lại phía Phượng vẫy tay chào. Phượng đứng nhìn theo vẫy tay (hoặc chiếc khăn mùa xoa)giã biệt (nếu có thể với cặp mắt như muốn khóc).

Hết màn một (màn từ từ kéo lại với tiếng nhạc Biển nhớ)))

________________________________________________

(Màn hai)

Người dẫn chuyện:

“ Rồi năm tháng cứ lạnh lùng trôi qua. Người ra đi biền biệt mãi không về. Người ở lại cứ mòn mỏi đợi chờ, khắc khoải trong những giấc mơ. Có khi là giấc mộng vàng:

chàng hiên ngang đi về trong chiến thắng,
Đất nước mình nay đã hết chiến chinh
Hoà lời ca chào đón cảnh thanh bình
Đôi chim uyên một lòng xây tổ ấm

Thực tế, thi thoảng có được những cánh thư viết từ KBC…mà lắm lúc khi nhận được, bì thư còn lấm tấm vài giọt bùn đất hành quân, hoặc đôi khi chứa đựng những trang thư chỉ là những mảnh bao thuốc lá nhàu nát viết vội nguyệc ngoạc lên xuống không đều, kể về những buồn vui đời lính, những đêm thức trắng dưới giao thông hào trong cái đói và lạnh để cố ngăn chặn sức tấn công khủng khiếp của địch quân, những trò vui nhộn chớp nhoáng chọc phá những cô gái miền cao ở một điểm dừng chân an bình nào đó và cả những bi thương phẫn uất khi một đồng đội ngã xuống hy sinh…

Nhưng như một sự ám ảnh đối với Phượng, thường xuyên hơn là những cơn ác mộng khủng khiếp: anh trở về trên đôi nạng gỗ. Hoặc có khi còn bất hạnh hơn: bây giờ thân anh phủ một màu cờ.

Nhưng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào , Phượng vẫn kiên quyết đợi chờ với hình ảnh chàng luôn ở trong tim, với niềm tin có một ngày gặp lại người yêu .Dẫu vậy, với niềm thương nhớ trong tim, thời gian như cô đọng, tâm hồn nàng cũng trở nên buốt giá như sương lạnh mùa đông…

Màn từ từ mở ra. Cảnh vật trang trí: Một bàn thờ với bình hương ở giữa nằm sát nền sau của sân khấu. Các nhân vật có thể đứng để diễn hoặc muốn ngồi thì trang trí một bàn nhỏ với 2 ghế ngồi và bộ ấm trà để mời khách.

Phượng từ trong hậu trường bước ra hát bài [ Sương lạnh chiều đông ] hay (Nghìn trùng xa cách)

Phượng : Chiều xưa phai nắng dấu mòn đưa lối …anh hãy về đây đêm giá lạnh, để nghe lòng tràn dâng…

Có tiếng gõ cửa từ trong hậu trường và tiếng nói vọng ra:

  • Knock knock knock! Xin hỏi có ai ở nhà không?

Phượng ( từ trong hậu trường bước ra, che mắt nhìn về huớng đối diện) Ai như bóng dáng một người lính. (Gọi lớn) Anh Quân, anh Quân về phải không ?

(Người bạn đồng đội ba lô tr ên vai từ từ xuất hiện)

Duy: Dạ đây có phải nhà cô Phượng không ạ?

Phượng: Dạ phải! Xin lỗi ông là ai? Tôi là Phượng đây. Có chuyện chi không ạ.?

Duy: (nhìn thẳng vào Phượng): Đúng là cô Phượng , tôi là Duy , ở cùng đơn vị với Quân. Phượng không biết tôi, nhưng tôi biết Phượng khá rõ qua bức ảnh của Quân. Nó và tôi, hai đứa là bạn thân, coi nhau như anh em ruột.

Phượng(hối hả) Anh là bạn thân của Quân? Mời anh vào. Anh Quân lúc này thế nào?

Duy (cúi mặt xuống): Anh Quân là một người tốt, một cấp chỉ huy đầy dũng cảm và có tinh thần trách nhiệm, luôn luôn được anh em đồng đội thương mến và kính trọng. Điều quan trọng tôi muốn nói với Phượng (ngập ngừng)là Quân lúc nào cũng tưởng nhớ đến Phượng.

Phượng : Em biết ảnh lúc nào cũng nhớ tới em mà …?

Duy (bối rối): Phựơng ơi! Tôi…tôi…rất tiếc. Tôi thật tình không biết phải nói gì bây giờ???

Phượng (tay che mặt) Anh nói vậy nghĩa là gì? Anh ấy không về với anh sao?Có chuyện gì không? Lạy trời không phải tin dữ chứ ?

Duy (chấp tay vái Phượng): Tôi xin lỗi! Phượng. Hãy tha thứ cho chúng tôi đã không bảo vệ được cho anh ấy. Giây phút cuối cùng, anh vẫn gọi mãi tên Phượng. Anh ấy vẫn còn cố trăn trối buộc tôi phải đến tận nhà báo tin và trao tận tay những kỷ vật anh để lại cho Phượng(bỏ ba lô xuống , trao cho Phượng lá thư) Đây là lá thư viết dở tôI tìm thấy trong ba lô của Quân.

Phượng.:(thều thào trong hốt hoảng) Trời ơi! vậy là Quân …đã…(nức nở) vậy là ác mộng bấy lâu đã thành sự thật?

(Phượng cầm lá thư mở ra trên đôi tay bắt đầu run rẩy. Trong khi đó vang lên giọng đọc của Quân với nhạc nền “kỷ vật cho em” ở phía sau)]

Trong khi Phượng đọc thư, Duy cúi xuống lục trong ba lô tấm hình của Quân, cầm ngắm nghía một hồi , rồi mang đặt lên bàn thờ, chậm rãi giơ tay chào và thắp nhang và kính cẩn cúi đầu tưởng nhớ đến người bạn đồng đội vừa ra đi. Sau đó gần cuối bư!c thư, quay trở về vị trí nơ Phượng đang thổn thức đọc thư.)

(Lá thư viết dở của Quân)

Phượng yêu,

Giờ này, bọn anh đang đóng quân trên một ngọn đồi xác xơ vì bom đạn. Lợi dụng lúc cộng quân vừa giảm bớt cường độ pháo kích để tạm nghỉ ngơi, bỏ chút gạo sấy lương khô vào bụng cho qua cơn đói khát và chia sẻ với nhau từng hơi thuốc nhàu nát, nhưng thật ấm áp và quý giá còn sót lại trong lúc này. Mệt đứt hơi,nhưng nghĩ tới em nên ghi vội vài hàng.

Giờ này Phượng đang làm gì nhỉ? Có nghĩ đến anh như anh đang nhớ tới em không? Sài Gòn giờ này chắc đã lên đèn? Riêng ở đây, chiến cuộc mỗi ngày mỗi ác liệt hơn. Từ dạo chia tay từ giã ,đã mấy mùa thu đi qua chúng mình vẫn chưa có dịp gặp lại như lời đã hứa. Anh bây giờ chỉ còn biết hít thở với mùi thuốc súng và đếm thời gian bằng kỷ niệm. Nhớ đến những ngày tháng rong chơi nhàn hạ, chúng mình tay trong tay dắt nhau đi trong phố nắng, xà vào quán thưởng thức ly kem mát rợi và ngọt lịm mà Phượng vẫn ưa thích. Còn anh,lúc đó anh cảm thấy hạnh phúc được tha hồ ngắm nhìn bờ môi em và cứ ước chi được hôn nhẹ lên đôi môi còn phảng phất mùi kem sữa, chắc là tuyệt diệu lắm phải không?

Phượng có biết anh thích gì nhất ở trên vùng núi đồi hoang dã này không? Hoa rừng? Chắc là em nghĩ thế như ngày nào em đã bảo là nó man dại và lôi cuốn làm anh say đắm đến quên cả lối về. Không đâu. Hoa rừng ở đây mộc mạc và xác xơ lắm, vì sự khô cằn của núi đồi cũng có mà phần lớn vì bom đạn chiến tranh. Nói vậy thôi , rực rỡ hay hoang tàn thì bọn anh cũng không thể ngắm nhìn thưởngthức, bởi đạn pháo quân thù luôn luôn vây bủa chung quanh. Do đó thú vui duy nhất của anh là có được những giây phút riêng tư để nhớ về em, và để thảnh thơi đọc lại những trang thư gói trọn tình yêu và nỗi nhớ mà em đã gửi cho anh. Chúng chính là liều thuốc bổ hiếm hoi tạo sinh lực cho đời lính gian khổ này.

(Có tiếng đạn reo sung nổ vang lên)

Bây giờ đạn pháo của địch lại bắt đầu gầm thét, anh phải tạm dừng bút ở đây. Bọn chúng đã trở lại tấn công dữ dội . Có lẽ bọn chúng quyết tâm chọc thủng phòng tuyến đêm nay. Anh phải về ngay vị trí chiến đấu cùng các đồng đội…(Phượng buông rơi lá thư trên tay và từ từ ôm mặt quỵ xuống. Người lính đưa thư ráng đỡ dậy nhưng không nổi, anh đặt tay lên vai Phượng và tay kia đưa ra tấm thẻ bàicủa Quân để lại và nói:

Duy: Đây là kỷ vật của Quân để lại…

(Phượng cầm lấy và hát trong tiếng nức nở) .. Nhạc trổi lên với nhạc phẩm “Tấm thẻ bài”:

Giòng máu nào là của mẹ, /niềm tin nào là của em./ Ôi, trên tấm thẻ bài này,/tấm thẻ bài này, /đã từng chuyên chở tất cả giấc mộng yêu đương./Mộng yêu đương không bao giờ đến/Không bao giờ đến nữa,/Vì anh không còn mang tấm thẻ bài trở về bên em.

Duy (an ủi):Thật tình với số phận oan nghiệt của Quân, chúng tôi không thể làm được gì. Quân đã ra đi, nhưng hình ảnh oai hùng của anh có lẽ sẽ sống mãi trong tôi, trong Phượng, trong lòng mọi ngưòi. Mong là như thế.

Phượng: (khóc): Anh Quân!

Duy: : Phượng! tôi biết sự mất mát này quá lớn, nhưng xin đừng quá bi thương, hãy vì Quân mà bảo toàn sức khoẻ…

Phượng (, cao giọng nức nở): Không, Quân ơi! Anh không thể chết (lắc đầu) với em , anh không bao… giờ …chết…

Duy:(hát) Anh không chết đâu anh…

Phượng: (lết dần đến bàn thờ, cầm hình của Quân, gục đầu lên bàn thờ, hát nói với Duy): Em khăn tang cô phụ, còn lóng lánh dấu ái ân, giọt nước mắt nóng….

Duy (kết): Không, anh không chết đâu anh. Chưa, anh chưa chết đâu anh (nhỏ dần vừa đi vào hậu trường) không, anh không chết đâu anh…

(màn hạ )

Phương Duy

20/05/2010

No comments: